0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Khái quát lịch sử Việt Nam trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đờ

Một phần của tài liệu NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA V.I.LENIN VỀ ĐẢNG KIỂU MỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN (Trang 37 -40 )

Lịch sử VN thời kỳ tiền sử và sơ sử vẫn chưa phát triển nhiều nhưng một số tư tưởng thuần việt làm nền tảng cho sự phát triển thời kỳ sau.

Từ thế kỷ II (TCN) đến thế kỷ X nổi bật là âm mưu của Triệu Đà trong quá trình xâm lược Âu Lạc cho chúng ta bài học về ý thức cảnh giác trước kẻ thù xâm lược.

Trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Trưng Trắc là linh hồn, là lãnh tụ của phong trào khởi nghĩa nhân dân.

Cuộc nổi dậy của Lý Bí đã đánh dấu một bước quan trọng về quá trình trưởng thành của ý thức quốc gia của người Việt.

Giai đoạn Bắc thuộc ( 543 – 938) là điều kiện tiền đề cho việc thành lập một nhà nước phong kiến độc lập được hình thành. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là sự kiện lớn lao nhất của lịch sử nước ta, vì chiến thắng đó chấm dứt hơn một nghìn năm thống trị của bọn phong kiến Trung Hoa, mở đầu thời kỳ phát triển độc lập của xã hội phong kiến và lịch sử VN.

Từ thế kỷ X – XIV là thời kỳ mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, tự chủ đất nước. Trong thời kỳ này nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn về mọi mặt, đặc biệt trong chiến tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Từ đó tạo nên cơ sở cho sự phát triển tiếp tục về sau.

Thế kỷ XVI – XVII xuất hiện nhiều nhà tư tưởng và có các cuộc đấu tranh xảy ra như là (Trịnh – Nguyễn) đây là nét nổi bật của thời kỳ này.

Thế kỷ XVIII là một thế kỷ có nhiều sự kiện lớn trong xã hội VN, nét nổi bật là sự vươn lên của giai cấp nông dân và dân nghèo. Thế kỷ này đã để

lại những di sản quý giá, nhiều ý nghĩa với việc xây dựng nền văn hóa tư tưởng VN ngày nay.

Thế kỷ XIX lúc này Nho giáo là quốc giáo cho nên ý thức hệ phong kiến chủ yếu là Nho giáo.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho chúng ta thấy đường lối khai dân trí, chấn dân trí, chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc chế độ cộng hòa dân chủ… Đặc biệt giai đoạn này có nhà tư tưởng tiêu biểu của thế kỷ XX là Nguyễn Ái Quốc (tên thật là Nguyễn Tất Thành) sau này là Hồ Chí Minh.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911 Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước và mốc quan trọng là người đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin. Người đã đọc bản “Dự thảo luận cương về vấn

đề dân tộc thuộc địa” của Lênin. Từ đó người tán thành quốc tế III và hoàn

toàn tin theo Lênin. Luận cương của Lênin giải đáp trúng vấn đề mà người đang tìm hiểu. Vậy muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường Cách mạng vô sản, con đường cách mạng tháng Mười, con đường Chủ nghĩa Mác – Lênin. Bằng hành động lịch sử đó Nguyễn Ái Quốc đã mở đường cho CMVN ra khỏi khủng hoảng về đường lối. Đã mở cho Chủ nghĩa Mác – Lênin thâm nhập vào VN.

Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò chính trong việc đưa Chủ nghĩa Mác – Lênin vào VN.

Quá trình Chủ nghĩa Mác – Lênin truyền bá vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN đã đưa đến sự ra đời của các tổ chức đảng, đó là ba tổ chức An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn.

Mùa xuân năm 1930, với tư cách là đại diện của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị thành lập Đảng tại Cửu Long (Trung

Quốc). Hội nghị đã tán thành hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của quá trình vận động hợp quy luật, của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác – Lênin, Phong trào công nhân và Phong trào yêu nước Việt Nam. Đây là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở VN.

Sự ra đời của Đảng với hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh CM đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối CM kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX.

Đảng CSVN ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN, là tiền đề cho những thắng lợi vĩ đại trong lịch sử đấu tranh của dân tộc VN, CMVN.

Đảng ra đời làm cho CMVN trở thành một bộ phận khăng khít của CM thế giới. Từ đây GCCN và nhân dân lao động VN tham gia một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới.

Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hoá của dân tộc VN.

Một phần của tài liệu NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA V.I.LENIN VỀ ĐẢNG KIỂU MỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN (Trang 37 -40 )

×