Hiện trạng thị trường và nhu cầu thị trường đối với sản phẩm lúa, gạo

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất tôm – lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MCRP) (Trang 40)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5. Phân tích hiện trạng, nhu cầu thị trường và liên kết chuỗi sản phẩm tôm, gạo và các sản

5.1.2. Hiện trạng thị trường và nhu cầu thị trường đối với sản phẩm lúa, gạo

trường đối với sản phẩm lúa, gạo

Về thị trường tiêu thụ lúa gạo hữu cơ từ các vùng sản xuất tôm-lúa, chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường như Châu Âu, Úc, Tây Á, Hồng Kong, Mỹ, Trung Quốc. Theo đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thì hiện nay nhu cầu thị trường cho lúa gạo hữu cơ trên thế giới còn khá nhiều, nhưng các hợp tác xã và nông dân địa phương vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng sản xuất lúa hữu cơ. Thứ nhất là do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng mạnh đến sản xuất nông nghiệp như: Hạn hán, độ mặn gia tăng, triều cường, mưa lớn kéo dài ngập úng làm thiệt hại vụ lúa trong vùng lúa tôm. Thứ hai là việc cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa tôm còn rất khó khăn. Ví dụ, toàn vùng sản xuất lúa tôm tại huyện Thới Bình (Cà Mau) với khoảng 20.000 ha lúa – tôm (chiếm 50% trong tổng số 40.000 ha tôm-lúa của tỉnh Cà Mau) nhưng hiện chỉ có khoảng 15 máy gặt đập mini, công suất 1,5 - 2,0 ha/ngày, còn lại nông dân chủ yếu cắt lúa bằng tay thủ công trên 80% diện tích, dẫn đến chi phí công lao động tăng cao.

Hiện nay nhu cầu gạo trong nước và quốc tế có xu hướng giảm dần trong khi cung gạo xuất hiện các đối thủ mới khiến giá gạo giảm. Trong giai đoạn 2008-2018, lượng gạo để ăn bình quân đầu người giảm từ 132 kg/người/năm xuống 96,6 kg/người/ năm, theo đó lượng gạo dùng để ăn của cả nước giảm từ 11,2 triệu tấn xuống 9,1 triệu tấn mặc dù dân số tăng 9,6 triệu người. Tại ĐBSCL, khối lượng

tiêu thụ bình quân 1 người 1 tháng về gạo đã giảm từ 10,98 kg trong năm 2008 xuống còn 8,8 kg năm 2016. Theo ước tính, hiện nay nhu cầu gạo để ăn của cả nước là khoảng 13,1 triệu tấn quy thóc và sẽ tăng lên khoảng 13,8 triệu tấn quy thóc vào năm 2030. Trong thời gian tới tiêu dùng lúa gạo bình quân đầu người của cả nước tiếp tục giảm khi thu nhập tăng lên. Do vậy, dự báo đến năm 2030, lượng gạo tiêu dùng bình quân đầu người giảm còn 93,3 kg/người/năm. Theo Ngân hàng Thế giới (2016), khối lượng gạo tiêu thụ tại Việt Nam sẽ giảm khoảng 10%. Năm 2017, lượng gạo thặng dư ở Việt Nam đạt 5,7 triệu tấn sau khi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ và dự trữ trong nước. Với ĐBSCL, lượng gạo thặng dư cũng đạt 4,77 triệu tấn. Dự báo đến năm 2030, thặng dư gạo ở Việt Nam đạt từ 6,91 đến 6,97 triệu tấn, con số này ở ĐBSCL vào khoảng 5,8 đến 6,4 triệu tấn. Tuy lượng thặng dư gạo tăng lên nhưng dự báo diện tích lúa năm 2030 ở Việt Nam chỉ còn 3,4 triệu ha, giảm 0,75 triệu ha so với năm 2017. Riêng vùng ĐBSCL, diện tích đất lúa năm 2030 dao dộng trong khoảng 1,55-1,64 triệu ha so với năm 2017 là 2 triệu ha.

Theo OECD/FAO (2015), gạo được dùng chủ yếu làm thức ăn cho người sẽ có mức cầu tăng rất chậm với tổng mức giao dịch thương mại về gạo toàn cầu chỉ tăng khoảng 1,5% trong giai đoạn 2016-2024. Về cung gạo, bên cạnh các quốc gia có truyền thống xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục duy trì sản xuất, đã xuất hiện một số đối thủ cạnh tranh mới như Campuchia, và Myanmar, làm cho thị trường xuất khẩu gạo hẹp đi, và có xu hướng kéo mặt bằng giá gạo đi xuống.

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất tôm – lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MCRP) (Trang 40)