Ước tính sơ bộ nhu cầu sử dụng nước cho 1 đơn vị diện tích hoặc 1 đơn vị sản lượng tơm-lúa

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất tôm – lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MCRP) (Trang 45 - 48)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

7. Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất tômlúa và hiện trạng hệ thống thủy lợi phục vụ sản

7.1. Ước tính sơ bộ nhu cầu sử dụng nước cho 1 đơn vị diện tích hoặc 1 đơn vị sản lượng tơm-lúa

1 đơn vị diện tích hoặc 1 đơn vị sản lượng tơm-lúa

Tính tốn nhu cầu sử dụng nước cho mơ hình Ln canh tơm ni QCCT và 01 vụ lúa (tính cho 1 ha)

Cơ sở tính tốn: Với 01 ha ni tơm lúa được chia thành: hệ thống mương nuôi, ao ương, trảng trồng lúa, hệ thống bờ bao và cơng trình phụ trợ:

- Hệ thống mương ni: thường được thiết kế

đào xung quanh ruộng hoặc đào xung quanh chia ruộng thành nhiều trảng trồng lúa, diện tích mương ni thường chiếm 30% diện tích ruộng (3000 m2),thường có chiều rộng từ 2,5- 3,0 m với độ sâu từ 1,1-1,3 m.

- Trảng trồng lúa: mỗi ruộng có thể chia thành

1 trảng hoặc nhiều trảng thường chiếm 50% diện tích ruộng (5000 m2) với độ sâu từ 0,3- 0,5 m.

- Ao ương: Ao ương nhằm mục đích ương thành giống lớn trước khi thả, đảm bảo tăng tỷ lệ sống cho tôm nuôi, ao ương thường chiếm tỷ lệ khoảng 10% diện tích ruộng (1000 m2) với độ sâu từ 1,0-1,2 m.

- Hệ thống bờ bao và cơng trình phụ trợ chiếm khoảng 10% diện tích ruộng.

Tính tốn lượng nước cấp lần đầu = Diện tích mương ni × độ sâu mương + Diện tích trảng trồng lúa × độ sâu trảng + diện tích ao ương × độ sâu ao ương = 3000 × 1,3 + 5000 × 0,5 + 1000 × 1,2 = 7.600 m3

Lượng nước cấp bổ sung trong q trình ni (tính cho 1 vụ nuôi 4 tháng):

Lượng nước bốc hơi cho 4 tháng khoảng 0,2 m/tháng = tổng lượng cấp lần đầu × 0,2 × 4 = 7.600 × 0,2 × 4 = 6.080 m3.

Lượng nước thẩm thấu qua đất tính bình qn 2 mm/ngày = tổng lượng cấp lần đầu × 0,002 × 30 × 4 = 7.600 × 0,002 × 30 × 4 = 1.824 m3.

Lượng nước cần cấp trong quá trình ni = lượng nước bốc hơi + lượng nước thẩm thấu qua đất = 6.080 + 1.824 = 7.904 m3.

Tổng lượng nước cần cấp trong 01 vụ nuôi = lượng nước cấp lần đầu + lượng nước cấp trong quá trình ni = 7.600 + 7.904 = 15.504 m3.

Bảng 12. Nhu cầu nước cho luân canh tôm – lúa QCCT

Đơn vị: 1 ha

STT Hạng mục tính Đơn vị Giá trị

1 Diện tích ni (tính trên đơn vị 1 ha) m2 9.000

- Mương nuôi m2 3.000

- Trảng m2 5.000

- Ao ương 1.000

2 Lượng nước cấp lần đầu khu nuôi m3 7.600

- Chiều sâu lớp nước mương nuôi (1,3 m) m3 3.900

- Chiều sâu lớp nước trên trảng (0,5 m) m3 2.500

- Chiều sâu lớp nước ao ương (1,2 m) m3 1.200

3 Lượng nước cấp bổ sung m3 7.904

Bốc hơi 4 tháng 0,2 m/tháng m3 6.080

Thấm 2 mm/ngày m3 1.824

Tính tốn nhu cầu sử dụng nước cho mơ hình BTC tôm và 01 vụ lúa (Dạng ruộng được hạ thấp mặt nền)

Cơ sở tính tốn: mặt ruộng lúa được đào sâu thêm 1 lớp từ 30-40 cm (tùy theo ruộng lớn hay nhỏ) tạo thành ruộng có độ sâu từ 1,2- 1,5 m (có thể xem như ao/đầm). Do vậy dạng ruộng này có mơi trường ao ni ổn định hơn, có thể thả ni tơm ở mật độ cao hơn và được áp dụng nhiều hiện nay tại Sóc Trăng. Với 01 ha nuôi tôm lúa được chia thành: ao nuôi (01 vụ trồng lúa), ao ương, hệ thống ao chứa, lắng, hệ thống bờ bao và cơng trình phụ trợ:

- Ao nuôi: được đào sâu thêm 1 lớp từ 30-40

cm (tùy theo ruộng lớn hay nhỏ) tạo thành ruộng với 60 % ruộng (6.000 m2) có độ sâu từ 1,2- 1,5 m

- Ao ương: Ao ương nhằm mục đích ương thành giống lớn trước khi thả, đảm bảo tăng tỷ lệ sống cho tôm nuôi, ao ương thường chiếm tỷ lệ khoảng 10% diện tích ruộng (1000 m2)với độ sâu từ 1,0-1,2 m.

- Ao chứa lắng: dùng để chứa nước và xử lý

nước trước khi cấp vào khu vực ni chiếm khoảng 20% diện tích ruộng (2.000 m2) với độ sâu từ 1,5 – 2 m

- Hệ thống bờ bao và cơng trình phụ trợ chiếm khoảng 10% diện tích ruộng

- Tính tốn lượng nước cấp lần đầu = Diện tích ao ni × độ sâu ao + diện tích ao ương × độ sâu ao ương = 6000 × 1,5 + 1000 × 1,3 = 10.300 m3.

- Lượng nước cấp bổ sung trong q trình ni (tính cho 1 vụ ni 4 tháng) được tính như sau:

Lượng nước bốc hơi cho 4 tháng khoảng 0,2 m/tháng = tổng lượng cấp lần đầu × 0,2 × 4 = 10.300 × 0,2 × 4 = 8.240 m3 + Lượng nước thẩm thấu qua đất tính bình qn 2 mm/ ngày = tổng lượng cấp lần đầu × 0,002 × 30 × 4 = 10.300 × 0,002 × 30 × 4 = 2.472 m3

Lượng nước cần cấp trong quá trình ni = lượng nước bốc hơi + lượng nước thẩm thấu qua đất = 8.240+ 2.472 = 10.712 m3

Tổng lượng nước cần cấp trong 01 vụ nuôi = lượng nước cấp lần đầu + lượng nước cấp trong q trình ni = 10.300 + 10.712= 21.012 m3.

Bảng 13. Nhu cầu nước cho mơ hình BTC tơm và 01 vụ lúa

Đơn vị: 1 ha

STT Hạng mục tính Đơn vị Giá trị

1 Diện tích ni (tính trên đơn vị 1 ha) m2 7.000

- Mương ni m2 6.000

- Ao ương m3 1.000

2 Lượng nước cấp lần đầu khu nuôi m3 10.300

- Chiều sâu lớp nước mương nuôi (1,5 m) m3 9.000

- Chiều sâu lớp nước ao ương (1,3 m) m3 1.300

3 Lượng nước cấp bổ sung m3 10.712

- Bốc hơi 4 tháng 0,2 m/tháng m3 8.240

- Thấm 2 mm/ngày m3 2.472

7.2. Hiện trạng và khả năng đáp ứng của hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất tôm – lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MCRP) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)