Hiện trạng hệ thống thủy lợi

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất tôm – lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MCRP) (Trang 48 - 49)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

7.2.1.Hiện trạng hệ thống thủy lợi

7. Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất tômlúa và hiện trạng hệ thống thủy lợi phục vụ sản

7.2.1.Hiện trạng hệ thống thủy lợi

Trong hơn 40 năm qua, hệ thống thuỷ lợi vùng ĐBSCL được đầu tư xây dựng và đã tạo được hiệu quả lớn về kiểm soát mặn, trữ nước ngọt trong mùa khô, cải thiện năng lực tiêu úng “xổ phèn”, cải tạo đất, mở mang nhiều vùng đất mới, góp phần chuyển đổi sản xuất từ chuyên canh lúa sang luân canh hoặc chuyên canh nuôi trồng thủy hải sản trên vùng diện tích lớn ven biển.

Hiện nay, chưa có đánh giá đầy đủ về hệ thống thủy lợi như hệ thống đê, đập, cống, kênh mương tại các tỉnh vùng nghiên cứu. Theo số liệu từ Tổng cục Thủy lợi, thống kê trên địa bàn 04 tỉnh có 5.361,9 km kênh chính và kênh cấp I (Sóc Trăng 1.374,9 km, Bạc Liêu 209,5 km, Cà Mau 3.596 km, Kiên Giang 181,5 km); Kênh cấp II có 11.563,8 km (Sóc Trăng 4.639,4 km, Bạc Liêu 1.366 km, Cà Mau 3.647 km, Kiên Giang 1.911,4 km); Kênh cấp III và kênh nội đồng có 8.213,5 km ( Bạc Liêu 4.246,60 km, Cà Mau 1.765 km, Kiên Giang 2.201,9 km).

Báo cáo đầu tư thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn quản lý tại 04 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang cho thấy, tổng mức đầu tư cho thủy lợi cả giai đoạn 2010 – 2019 là 6.112.952 triệu đồng với 26 dự án, trong đó mới giải ngân được 2.421.413 triệu đồng (chiếm 39,6% tổng mức đầu tư). Dự án do các địa phương quản lý tổng mức đầu tư cả giai đoạn 2.755.892 triệu đồng với 13 dự án, trong đó mới giải ngân được 1.444.714 triệu đồng (chiếm 52,4% tổng mức đầu tư). Việc giải ngân chậm vốn cho các dự án thủy lợi đã ảnh hưởng nhiều đến việc vận hành và hiệu quả các dự án.

Thực trạng một số hệ thống thủy lợi chính đã và đang được đầu tư tại vùng ĐBSCL như sau:

Hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp:

Được người Pháp nghiên cứu từ năm 1918 và đào một số kênh lấy nước ngọt từ sông Hậu, đến năm 1940 tiến hành nghiên cứu xây dựng cống ngăn mặn ở Cổ Cị trên sơng Mỹ Thanh. Năm 1992, dự án Cổ Cò tiếp tục được thực hiện để dẫn nước ngọt tới tồn vùng phía đơng sơng Gành Hào gần sát biển. Tại Cổ Cị, đập ngăn mặn chắn ngang sơng dài 240 m, cao 16 m, 01 cống có 10 cửa, mỗi cửa rộng 10 m, lưu lượng tiêu là 1.150 m3/s. Ngoài ra,

trên hệ thống cịn có 11 cống đập ngăn mặn khác thiết lập trên các sơng chính hay kênh rộng từ 5 đến 25 m, tự động đóng mở theo thủy triều cao hay thấp. Ngồi ra, hệ thống cịn có kênh cấp II dài khoảng 250 km. Dự án hoàn thành năm 2001 góp phần đảm bảo nước ngọt để canh tác 2 vụ lúa/ năm.

Cống âu thuyền Ninh Quới: Dự án cống âu

thuyền Ninh Quới có tổng mức đầu tư 360 tỷ đồng, được xây dựng trên tuyến kênh Quản lộ Phụng Hiệp, thuộc xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, cách ngã tư Ninh Quới về hướng tỉnh Sóc Trăng khoảng 750 m. Dự án gồm 3 cơng trình chính: cống âu thuyền Ninh Quới; cống Ninh Qưới (thay thế cống Ninh Quới cũ); đê bao kết hợp đường giao thông nông thôn bờ phải kênh Ngan Dừa – Cầu Sập đoạn từ Ninh Qưới đến Bà Giịng và 8 cầu giao thơng trên tuyến. Ngồi ra, gói thầu xây dựng cơng trình trên còn bao gồm các hạng mục như: nhà quản lý, hệ thống cấp điện vận hành, máy phát điện dự phòng, hệ thống điều khiển, vận hành và quan trắc. Kết cấu chính của cống âu thuyền Ninh Quới gồm: 2 cống hở ở 2 đầu và buồng âu dài 150 m; mỗi cống có 1 khoang, chiều rộng thơng nước 31,5 m, cao trình ngưỡng cống (–3,6 m), cao trình đỉnh tường biên (+1,7 m); cầu giao thơng trên cống tải trọng 0,5HL93, rộng 5,5 m, chiều dài cầu 177 m; cửa van kiểu chữ nhân bằng thép SUS304, đóng mở bằng xi lanh thủy lực; nhà quản lý cấp III. Cơng trình đi vào hoạt động đã: chủ động điều tiết, kiểm soát mặn, giữ ngọt cho vùng trồng lúa, màu ổn định các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng (26.500 ha), vùng ảnh hưởng 104.000 ha; góp phần điều tiết nguồn nước phục vụ NTTS vùng chuyển đổi sản xuất phía Bắc quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu với 8.500 ha; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Hệ thống thủy lợi Tiểu vùng II, III, V Cà Mau:

Tiểu vùng II xây dựng 22 cống hở có chiều rộng thơng nước Bc=2-15m; tiểu vùng III xây dựng 06 trạm bơm có số tổ máy từ 2-4, mỗi tổ máy có Qtk=5.500 m3/h tại các vị trí cống đã xây dựng; tiểu vùng V xây dựng 05 cống hở có chiều rộng thơng nước Bc=4-8m, tại đầu các kênh còn bỏ ngỏ; đê bao sơng Cái Đơi Vàm có tổng chiều dài 21,74 km. Dự án đang trong giai đoạn triển khai thi công và dự kiến hoàn thiện trước ngày 31/12/2021.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé: được hoàn

thành sẽ giúp kiểm soát nguồn nước (mặn, lợ, ngọt), tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối

với các mơ hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên) cho vùng hưởng lợi tại Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích tự nhiên 384.120 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là 346.241 ha; kết hợp tuyến đê biển phía Tây tạo thành cụm cơng trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai; giảm ngập úng khi mặt đất hạ. Cống Cái Lớn được xây dựng dưới lịng sơng Cái Lớn, có tổng chiều dài 470 m, gồm 11 khoang cống rộng 40 m/khoang, có cao trình ngưỡng -3,5 đến -6,5 m; hai âu thuyền rộng 15 m/âu thuyền, cao trình ngưỡng -5 m, đi theo hai chiều ngược nhau. Cống Cái Bé được xây dựng dưới lịng sơng Cái Bé, có tổng chiều dài 85 m, gồm 2 khoang rộng 35 m/khoang, cao trình ngưỡng -5 m và âu thuyền rộng 15 m, cao trình ngưỡng -4 m. Còn tuyến đê nối 2 cống với Quốc lộ 61 có tổng chiều dài 5,843 km được chia làm hai giai đoạn, gồm đoạn từ cống Cái Lớn đến cống Cái Bé có chiều dài 1,031 km; đoạn từ cống Cái Bé đến Quốc lộ 61 có chiều dài 4,812 km. Mặt đê được xây dựng có bề rộng 9 m, cao trình 2 m.

Hệ thống hạ tầng thủy lợi được xây dựng chủ yếu xuất phát từ mục đích phục vụ canh tác lúa là chính, các hệ thống kênh đảm nhận cấp và thoát nước kết hợp nên rất hạn chế trong việc phân chia mặn ngọt. Nhiều vùng hạ tầng phục vụ tôm lúa chưa được xây dựng phù hợp, xuất phát đầu tư hạ tầng thủy lợi với mục đích phục vụ cấy lúa, ngồi ra hạn chế về kinh phí nên một số cống ngăn mặn chưa được đầu tư, nhiều kênh cấp, thốt nước khơng được nạo vét, nâng cấp sửa chữa do vậy một số vùng không thể lấy được nước mặn bổ sung vụ nuôi tôm và lấy nước ngọt vụ lúa, phụ thuộc hồn tồn vào nước mưa dẫn đến khơng đủ nước ngọt rửa mặn ruộng để cấy lúa sau vụ tôm được ghi nhận ở nhiều vùng tôm lúa ở Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng. Hầu hết các ruộng tôm lúa đã được người dân đầu tư đào mương, đắp cao bờ, thay đổi đáng kể về xây dựng đồng ruộng tôm lúa so với thời kỳ đầu phát triển. Tuy nhiên nhiều vùng tôm lúa, thiết kế đồng ruộng và hệ thống mương bao, bờ ruộng chưa phù hợp, diện tích mương bao nhỏ, nơng, bờ thấp, rị rỉ không giữ được nước, mức nước trong ruộng thấp ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi tôm, gây tôm chết nhất là trong các tháng nắng nóng.

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất tôm – lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MCRP) (Trang 48 - 49)