Cỡ mẫu và chọn mẫu: Lấy mẫu thuận tiện 2.3.3 Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng đau do nguyên nhân thần kinh ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bằng thang điểm DN4, NPQ và PainDETECT (Trang 29 - 33)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2.Cỡ mẫu và chọn mẫu: Lấy mẫu thuận tiện 2.3.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.3. Nội dung nghiên cứu

Các chỉ số lâm sàng trong nghiên cứu

- Tuổi. - Giới.

- Tổng thời gian bị bệnh tính theo năm. Từ khi bệnh nhân có triệu chứng đầu tiên đến lúc thăm khám.

Các triệu chứng cơ năng:

+ Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng: sau khi bệnh nhân ngủ dậy vào buổi sáng, bệnh nhân sẽ thấy một hoặc 2 bàn tay có dấu hiệu cứng lại nên phải dùng tay còn lại để xoa bóp hoặc tự vận động nhẹ nhàng và sẽ đỡ dần về buổi chiều (tính theo phút).

+ Mức độ đau: Đánh giá theo thang điểm VAS.

+ Cấu tạo thước đo VAS: Thang điểm này được chia 10 vạch (từ 0 – 10, tương đương 10 cm), mỗi vạch lại chia nhỏ 10 mm (tổng 100 mm). Vạch 0 tương ứng là không đau (0 điểm), vạch 10 tối đa là đau dữ dội nhất (10 điểm) (Hình 2.1).

Hình 2.1. Thước đo VAS

Thang điểm VAS lượng giá cường độ đau theo các mức độ sau [6]: •Không đau: 0 điểm. •Đau vừa: 4-6 điểm

•Đau ít:1-3 điểm • Đau nhiều: 7-10 điểm - Khám toàn thân:

+ Đo chiều cao,cân nặng từ đó tính ra chỉ số BMI BMI= Cân nặng/(chiều cao)2= kg/m2

+ Phân loại theo 3 mức độ: •Gầy (BMI < 18,5)

•Trung bình (18,5≤ BMI<23) •Béo (BMI≥ 23)

+ Khám cơ xương khớp: khám bàn tay, bàn ngón tay, khớp gối, khớp khuỷu, cổ chân, bàn ngón chân để phát hiện các triệu chứng sưng nóng đỏ đau, hoặc các biến dạng của cổ tay hình lưng lạc đà, bàn tay hình gió thổi, ngón tay hình cổ ngỗng và hạt thấp dưới da và đếm số khớp đau, số khớp sưng.

Các xét nghiệm cận lâm sàng

Bệnh nhân sẽ được lấy máu để định lượng nồng độ CRP và ESR. Ngoài ra yếu tố dạng thấp (RF) cũng được chỉ định.

- CRP được thực hiện tại khoa sinh hoá Bệnh viện Bạch Mai, định lượng theo phương pháp đo độ đục, nồng độ CRP >0,5 mg/dl được coi là dương tính.

- Tốc độ máu lắng được thực hiện tại khoa huyết học Bệnh viện Bạch Mai theo phương pháp Westergreen, khi tốc độ máu lắng giờ đầu >20mm được coi là dương tính.

- Yếu tố dạng thấp (RF) được thực hiện tại khoa Hoá Sinh Bệnh viện Bạch Mai, định lượng theo phương pháp đo độ đục. RF > 14 UI/ml được coi là dương tính.

Tất cả các xét nghiệm đều thực hiện theo quy chuẩn đã được Bộ y tế phê duyệt.

X-quang quy ước:

Được thực hiện tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai, sử dụng máy Shimaru (Nhật Bản), bàn tay bệnh nhân đặt trên mặt phẳng của phim, cách nguồn phát 1m. Kết quả do bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh đọc.

- Bào mòn xương (erosion) là tổn thương dạng khuyết xuất hiện ở rìa bờ xương hoặc đầu xương dưới sụn nơi bám của MHD [18]. Bào mòn xương là tổn thương rất đặc hiệu trong VKDT nhưng thường xuất hiện muộn.

- Hẹp khe khớp khi bệnh tiến triển muộn, đặc trưng trong VKDT là hẹp đồng đều và mép vỏ xương dưới sụn còn nguyên vẹn.

- Dính khớp, biến dạng khớp thường biểu hiện ở giai muộn của bệnh. Năm 1944, Steinbrocker chia tổn thương XQ thành 4 giai đoạn [19]:

+ Giai đoạn II: Khe khớp hẹp nhẹ, có hình bào mòn xương, hốc xương. + Giai đoạn III: Khe khớp hẹp, nham nhở, dính khớp một phần.

+ Giai đoạn IV: Dính khớp, biến dạng khớp trầm trọng.

Đánh giá mức độ hoạt động bệnh

Sau khi thăm khám lâm sàng và có đủ các xét nghiệm, mức độ hoạt động bệnh sẽ được đánh giá qua chỉ số: DAS28-CRP.

- Công thức tính DAS28 CRP = 0,56√(số khớp đau) + 0,28√(số khớp sưng) + 0,7ln(CRP) + 0,014(pt global VAS).

+ DAS28: > 5,1 --> bệnh hoạt động mạnh. + DAS28: 3,2 – 5,1 --> bệnh hoạt động vừa. + DAS28: 2,9 – 3,2 --> bệnh hoạt động nhẹ. + DAS28: < 2,9 --> bệnh không hoạt động [6].

Đánh giá tình trạng đau do thần kinh bằng các công cụ lượng giá đau thần kinh.

Bệnh nhân được đánh giá đau do nguyên nhân thần kinh bằng các công cụ: - DN4 đã được Bouhassira và cộng sự phát triển năm 2005 [33]. Cụ thể

bệnh nhân tự trả lời hai câu hỏi về đau gồm 7 triệu chứng: đau rát, buốt cóng, điện giật, kiến bò, kim châm, tê, ngứa, thầy thuốc thăm khám hai test cảm giác da (3 triệu chứng) (Phụ lục 2).

+ DN4 < 4: Đau do nguyên nhân thụ cảm thần kinh. + DN4 ≥ 4: Đau do nguyên nhân thần kinh.

- NPQ theo Krause và Backojn (2003) gồm 10 câu hỏi liên quan với cảm giác và 2 yếu tố ảnh hưởng [35] (Phụ lục 3). Mỗi triệu chứng cho điểm từ 0-100 phù hợp với cảm giác đau của bệnh nhân.

+ NPQ < 0: Đau do thụ cảm thần kinh. + NPQ ≥ 0: Đau do nguyên nhân thần kinh.

- PainDETECT theo Freynhagen và cộng sự (2005, 2006) bao gồm 7 câu hỏi về cảm giác đau mỗi câu hỏi cho điểm từ 0-5 tùy mức độ

không đau đến đau rất nặng, 4 kiểu đau và sự lan tỏa của cơn đau. Các triệu chứng do bệnh nhân tự đánh giá mà không cần khám lâm sàng [42] (Phụ lục 4).

+ PDQ ≤ 12: Đau do thụ cảm thần kinh.

+ PDQ 13-18: Có thể đau do nguyên nhân thần kinh. + PDQ ≥ 19: Đau do nguyên nhân thần kinh.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng đau do nguyên nhân thần kinh ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bằng thang điểm DN4, NPQ và PainDETECT (Trang 29 - 33)