Tu Tập Tâm Từ Để Đắc Các Bậc Thiền

Một phần của tài liệu ThienTamTu_SayadawUIndaka (Trang 43 - 47)

Đối với những ai muốn hành thiền tâm từ để đắc các bậc thiền, nên

1. Làm những công việc chuẩn bị trước khi bắt đầu với thiền tâm từ.

2. Quán những nguy hiểm của tâm sân (dosa). 3. Quán những đức của nhẫn nại (khantī). 4. Biết chính xác

o Ai là người bạn không nên tu tập tâm từ đến họ lúc mới bắt đầu hành thiền.

o Ai là người bạn không bao giờ nên tu tập tâm từ đến họ.

5. Biết ai là người bạn nên tu tập tâm từ đến họ trước. 6. Biết làm thế nào để tiến bộ với thiền tâm từ của bạn.

Những Công Việc Chuẩn Bị

Trước hết, chúng ta hãy nói về những cơng việc chuẩn bị. Trước khi bắt đầu thiền tâm từ, bạn nên tắm rửa và mặc áo quần sạch sẽ thoải mái để cho thân và tâm bạn cảm thấy sạch sẽ, thanh khiết và tươi mát. Kế tiếp tìm một nơi yên tĩnh trong rừng, trên một ngọn đồi, dưới một bóng cây, hay trong một nơi bình n nào đó. Sau khi ngồi xuống, đảnh lễ Tam Bảo, cha mẹ và các bậc thầy tổ, và phó thác thân bạn cho Đức Phật. Kế tiếp, tự phát nguyện thọ trì ngũ giới hay bát giới để cho giới hạnh của bạn được trong sạch. Khi bạn ngồi, áo quần không nên để quá chật. Nều cần thiết, nới lỏng ra cho thoải mái. Thân bạn cũng không nên để quá cứng; cố gắng thư giãn và ngồi một cách thoải mãi trong tư thế kiết già. Bất cứ khi nào hành thiền tâm từ bạn nên cố gắng giảm thiểu sự lo lắng càng nhiều càng tốt.

Sayādaw U Indaka

Giữ cho thân bạn không nghiêng tới trước cũng không nghiêng về sau; thân phải giữ thẳng nhưng không quá căng. Đầu của bạn cũng phải giữ cho thẳng không nghiêng tới trước, không ngả ra sau. Hai chân tốt hơn hết nên đặt song song nhau trên sàn thay vì bán già hoặc kiết già. Theo cách này bạn có thể ngồi trong một thời gian lâu hơn. Bạn nên đặt chân phải sát vào thân và chân trái xa thân hơn. Vì lẽ hai chân khơng chồng lên nhau nên sẽ khơng có sức ép thái quá nào, như vậy máu có thể lưu thơng thoải mái và tình trạng tê cứng sẽ không trở thành một chướng ngại. Với tư thế này bạn có thể ngồi thoải mái trong một thời gian lâu hơn. Tay nên đặt trên lòng, tay phải đặt trên tay trái với lòng bàn tay ngửa lên. Bạn cũng có thể đặt hai tay trên đầu gối với lòng bàn tay úp xuống.

Sau khi đã điều chỉnh oai nghi xong, bạn nên quán tưởng đến những nguy hiểm của tâm sân (dosa) và những lợi ích của đức nhẫn nại. Lý do cho điều này là vì bạn phải loại trừ sự nóng giận, sân hận và tích tập đức nhẫn nại với tâm từ. Rõ ràng, loại trừ một trạng thái tâm xấu không phải là công việc dễ dàng nếu như bạn khơng nhận ra rằng nó là nguy hiểm hoặc để tích tạo được một trạng thái tâm tốt khơng phải dễ nếu bạn khơng thấy rằng nó là lợi ích. Điều này cũng đúng đối với các vấn đề thuộc thế gian khác. Nếu chúng ta cần vứt bỏ một cái gì đi hay thay đổi một thói quen xấu, chúng ta sẽ không thể làm được điều này cho đến khi nào chúng ta thấy rằng thói quen ấy là có hại hay vật đó có những khuyết điểm và khơng hồn hảo. Chỉ khi chúng ta nhận ra sự nguy hiểm trong một thói quen hay cách cư xử nào đó chúng ta mới bỏ nó được. Và nếu chúng ta khơng thấy những lợi ích của một vật nào đó, chúng ta sẽ khơng thấy thích thú trong việc kiếm nó. Đây là lý do tại sao chúng ta phải suy xét trên những nguy hiểm của sân hận, nhờ thế chúng ta mới có thể loại trừ được nó với tâm từ (mettā). Chúng ta cũng phải suy

Sayādaw U Indaka

xét trên những phương diện tích cực của nhẫn nại, nhờ thế chúng ta mới có thể tích tạo được nó với tâm từ. Những sự suy xét này phải được làm trước khi chúng ta bắt đầu hành thiền tâm từ. Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng những sự suy xét này trong lúc đang hành thiền tâm từ mà sân hận sanh. Chúng ta suy xét như vậy trong bao lâu? Chúng ta nên suy xét cho đến khi tâm sân hoàn toàn biến mất. Chỉ khi sân đã biến mất chúng ta mới nên quay trở lại hành thiền tâm từ.

Những Nguy Hiểm Của Sân Hận

Có nhiều chỗ trong kinh điển đề cập và giải thích những nguy hiểm của tâm sân này. Vì thế, tơi muốn nói sơ qua một chút về những nguy hiểm ấy. Khi sân có mặt trong tâm, chúng ta không thể phân biệt được giữa nhân và quả hoặc giữa những hành động tốt và xấu. Nếu có sân, chúng ta khơng biết đến cái gì là đúng luật pháp cái gì đi ngược lại luật pháp. Do sân, nhiều người ghét chúng ta và chúng ta sẽ có nhiều kẻ thù. Chúng ta rất có thể sẽ phạm vào những lầm lỗi, và vào lúc chết, tâm của chúng ta sẽ bị rối loạn và dằn vặt. Chết với trạng thái tâm này chúng ta sẽ phải tái sanh vào địa ngục. Trong thế gian này, khơng có nguy hiểm nào lớn hơn sân hận, và trong tâm khơng có trạng thái tâm nào có thể gây phiền hà cho nó bằng sân hận này. Sân có thể hủy diệt phẩm cách của chúng ta cũng như lòng tự trọng của người khác.

Nếu một người lấy sân hận đáp trả lại người sân hận thì người ấy còn đáng khinh hơn người (sân) trước. Người sân hận nhanh già hơn và có thể chết sớm hơn. Người ấy cũng dễ đánh mất nhan sắc hay sự hấp dẫn của mình. Nếu bạn có nhiều sân, bạn sẽ có một dung sắc xấu xí trong kiếp sống tương lai. Trên đây là một số nguy hiểm được đề cập và giải thích trong kinh

Sayādaw U Indaka

điển.

Lại nữa, trong cuộc sống hàng ngày do sân hận mà chúng ta không thể ăn ngon ngủ yên. Do sân, chúng ta có thể bị thất sủng hồn tồn. Do sân chúng ta có thể có nhiều kẻ thù và đau khổ cùng cực. Do sân, chúng ta có thể bị lâm vào cảnh chồng vợ và thân bằng quyến thuộc ly tan. Do sân, tình bạn bị phá hủy và những mối quan hệ thân thiện bị tuyệt giao. Do sân, tài sản của chúng ta bị thất thốt. Do sân, chúng ta có thể phải bị phạt tiền, hay chúng ta có thể bị nhà chức trách bắt giữ hoặc bỏ tù. Do sân, chúng ta có thể bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, hay đột quỵ. Những nguy hiểm của sân không bao giờ kể hết vì nó có rất nhiều vậy. Chúng ta nên suy xét đến những nguy hiểm của sân theo cách này. Nếu chúng ta thường xuyên suy xét trên những nguy hiểm của sân, thời sân trong lòng và trong tâm chúng ta sẽ giảm bớt và dần dần biến mất.

Những Đức Của Nhẫn Nại (Khantī)

Sau khi suy xét trên những nguy hiểm của sân, chúng ta nên suy xét đến những đức và lợi ích của nhẫn nại. Khantī hay nhẫn nại có nghĩa là chúng ta có lịng khoan dung và khơng ăn miếng trả miếng khi bị xỉ vả, mắng nhiếc, la lối, hành hạ hay bạc đãi với sự nóng giận hơn. Nếu chúng ta có đầy đủ sự nhẫn nại thời:

1. Chúng ta sẽ được nhiều người yêu mến 2. Chúng ta sẽ không gặp những hiểm nguy 3. Chúng ta sẽ không phạm những lầm lỗi 4. Chúng ta sẽ không chết với tâm tán loạn

5. Sau khi chết, chúng ta sẽ được tái sanh trong cõi chư thiên

Sayādaw U Indaka

Năm lợi ích này được đề cập trong Kinh Akkosa2. Như vậy, khơng có lợi ích nào vượt qua nhẫn nại và khoan dung. Có thể nói nhẫn nại là vũ khí của người có giới đức. Nhẫn nại là một trong những pháp hạnh phúc và cũng là một trong mười pháp ba-la-mật. Nhẫn nại đưa đến thánh hạnh. Nhẫn nại đưa đến Niết-bàn, và chỉ cần có nhẫn nại là chúng ta có thể có sự bình yên của tâm. Khi chúng ta có đầy đủ sự nhẫn nại, thế gian sẽ luôn luôn xuất hiện dễ chịu và tỏa ánh sáng lành mạnh đối với chúng ta. Sức mạnh của nhẫn nại cũng giống như sức mạnh của một đội quân có thể kháng cự lại mọi kẻ thù. Có rất nghiều phương diện tích cực của nhẫn nại. Nếu chúng ta suy xét trên các đức của nhẫn nại theo cách này, sức mạnh của nhẫn nại sẽ trở nên rất mạnh. Khi tâm từ bắt đầu trôi chảy giống như nước từ một dịng suối, lúc đó tâm chúng ta cũng sẽ trở nên rất mềm mại và dịu dàng uyển chuyển.

Như vậy, tơi đã giải thích xong cách làm thế nào để suy xét trên những nguy hiểm của Sân và trên những lợi ích của Nhẫn Nại. Bây giờ tơi sẽ giải thích tiếp ai là người chúng ta khơng nên hành tâm từ cho họ lúc mới bắt đầu thực hành.

Những Người Chúng Ta Không Hành Thiền Tâm Từ Đến Họ

Có bốn hạng người chúng ta không nên lấy làm đối tượng của thiền tâm từ khi chúng ta mới bắt đầu hành thiền này, đó là:

Một phần của tài liệu ThienTamTu_SayadawUIndaka (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)