Từ Thiền Tâm Từ Đến Niết-Bàn

Một phần của tài liệu ThienTamTu_SayadawUIndaka (Trang 116 - 120)

Vì những lý do gì, sau khi hành thiền tâm từ chúng ta nên chuyển sang thiền minh sát? Chúng ta cần phải hành thiền minh sát vì mục đích cuối cùng trong cuộc hành trình của người Phật tử chúng ta vẫn chưa đạt đến vậy. Mục đích của chúng ta là Niết-Bàn, hay A-la-hán Thánh Quả (Arahatta Phala). Sau khi đã được tiếp xúc với giáo pháp của Đức Phật, người Phật tử giới đức nên tận dụng cơ hội này để thành tựu Niết-Bàn chứ không

Sayādaw U Indaka

dùng quá nhiều thời giờ để hành thiền tâm từ nhằm cảm giác sự thỏa mãn vì thiền tâm từ thực sự không dẫn đến Niết-Bàn. Chỉ trong thời kỳ mà giáo pháp của Đức Phật còn hiện hữu chúng ta mới có pháp hành minh sát, con đường đích thực để đạt đến Niết-Bàn. Tại sao vậy? Bởi vì trong thời kỳ khơng cịn giáo pháp của Đức Phật, thiền tâm từ vẫn có thể được thực hành bởi các đạo sĩ và những người có giới đức. Nói khác hơn khi Phật Pháp khơng cịn tồn tại, nhiều người vẫn có thể hành thiền tâm từ và đắc các thiền chứng hoặc thần thông như độn thổ hay bay ngang qua hư không, như thường. Tuy nhiên vào lúc chết họ sẽ chỉ được tái sanh vào các cõi Phạm thiên mà thôi. Thực sự mà nói thì hành thiền tâm từ có thể giúp chúng ta sống một cách an vui cả ở thân lẫn tâm vì các phiền não tạm thời bị đoạn trừ (vikkhambhana pahāna - trấn phục đoạn trừ) nhờ định. Và dựa trên định này người ta có thể thành tựu các năng lực thần thơng; tuy nhiên, sau khi chết người ấy sẽ phải tái sanh vào cõi Phạm thiên. Như vậy, nếu chúng ta chỉ hành thiền tâm từ, chúng ta không thể chứng đắc Niết-Bàn. Chúng ta khơng thể giải thốt khỏi những nguy hiểm của già, bịnh, và chết. Lợi ích cao nhất của việc hành thiền tâm từ là đạt đến Phạm Thiên Giới. Và khi chúng ta đạt đến Phạm Thiên giới chúng ta cũng sẽ khơng thốt khỏi già, bịnh và chết. Như vậy loại hạnh phúc chưa thoát khỏi những nguy hiểm của già, bịnh và chết này không phải là hạnh phúc chân thực. Pháp hành duy nhất có thể dẫn đến Niết-Bàn là thiền minh sát. Nhờ hành thiền minh sát chúng ta có thể được giải thốt khỏi già, bịnh và chết; hay nói khác hơn nhờ hành thiền minh sát chúng ta có thể thốt khỏi những nguy hiểm của Dukkha (Khổ). Chỉ có thiền minh sát mới có thể dập tắt được tất cả mọi loại khổ này.

Tuy nhiên, điều đáng nhớ ở đây là việc hành thiền minh sát nếu dựa trên nền tảng thiền tâm từ vẫn có thể chứng đắc

Sayādaw U Indaka

Niết-Bàn, giải thoát chúng ta khỏi những hiểm nguy của già, bịnh và chết. Đức Phật dạy rằng Niết-Bàn là mục tiêu tối thượng của cuộc hành trình tâm linh. Khi một người học pháp hay hành thiền, Đức Phật chỉ hài lịng nếu mục đích học hay hành của người ấy là để đạt đến Đạo, Quả và Niết-Bàn. Tại sao vậy?

Ngày nọ trong thành Vương Xá (Rājāgaha), một người Bà-la-mơn tên gọi Dhanjāni bị bịnh, khơng cảm thấy khỏe trong người, vì thế ông cho người đi mời Tôn giả Xá-lợi-phất đến để thuyết pháp cho ông nghe. Đầu tiên Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi thăm ơng về bịnh tình và sự đau đớn và rồi ngài bắt đầu thuyết pháp. Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi ông cõi nào là tốt hơn, cõi địa ngục hay cõi súc sanh? Dhanañjāni trả lời rằng so với cõi địa ngục thì cuộc sống của một con vật vẫn tốt hơn. Sau đó ngài lại hỏi cõi nào là tốt hơn, cõi súc sanh hay cõi ngạ quỷ? Dhanañjāni trả lời so với cõi súc sanh thì cuộc sống của ngạ quỷ vẫn tốt hơn. Kế tiếp, ngài hỏi cõi nào là tốt hơn, cõi ngạ quỷ hay cõi nhân loại? Một lần nữa, Dhanañjāni trả lời rằng so với cõi ngạ quỷ thì kiếp sống làm người tốt hơn.

Cuối cùng, ngài hỏi Dhanañjāni cõi nào trong các cõi sau là tốt hơn: cõi nhân loại hay cõi trời Tứ Đại Thiên Vương; cõi Tứ Đại Thiên Vương hay cõi Đạo Lợi; cõi Đạo Lợi hay cõi Dạ Ma; cõi Dạ Ma hay cõi Đâu Suất; cõi Đâu Suất hay cõi Hóa Lạc Thiên; cõi Hóa Lạc Thiên hay cõi Tha Hóa Tự Tại? Dhanjāni nói với Tơn giả Xá-lợi-phất rằng, cõi Tứ Đại Thiên Vương tốt hơn cõi nhân loại; cõi Đạo Lợi tốt hơn cõi Tứ Đại Thiên Vương, cõi Dạ Ma tốt hơn cõi Đạo Lợi… cứ như vậy ông giải thích cẩn thận rằng cõi sau bao giờ cũng tốt hơn cõi trước. Sau đó Tơn giả Xá-lợi-phất hỏi ơng giữa hai thế giới, thế giới chư thiên và thế giới Phạm thiên, thế giới nào tốt hơn. Khi ông Bà-la-mơn Dhanjāni nghe đến chữ “Phạm Thiên Giới”, ông vô cùng

Sayādaw U Indaka

phấn khích và hỏi, “Thưa Tơn giả Xá-lợi-phất, có phải ngài vừa nói đến ‘Phạm Thiên Giới’? ” Với câu hỏi này của ông, ngài Xá-lợi-phất kết luận rằng tâm của Bà-la-mơn Dhanjāni đang khuynh hướng về Phạm Thiên Giới. Vì thế, ngài quyết định thuyết về con đường đưa đến Phạm Thiên Giới cho ơng. “Idha, dhanjāni, bhikkhu mettāsahagatena cetasā ekaṃ disaṃ pharitvā viharati,…” Điều này có nghĩa rằng việc hành thiền tâm từ đến tất cả chúng sanh trong mười hướng là việc thực hành đưa đến cõi Phạm thiên. Ngài cũng giải thích thêm là một người hành thiền có thể đạt đến Phạm Thiên giới nhờ hành các đề mục Bi (karunā), Hỷ (muditā) và Xả (upekkhā) nữa.

Sau khi thuyết pháp xong, Tôn giả Xá-lợi-phất trở về Trúc Lâm tịnh Xá, và Ba-la-mơn Dhanjāni tiếp tục thực hành tâm từ theo những chỉ dẫn của Tôn giả Xá-lợi-phất. Một lát sau, ông qua đời và liền tái sanh vào Phạm Thiên giới. Khi Tôn giả Xá-lợi-phất về đến tịnh xá, ngài liền đến đảnh lễ Đức Phật và thuật lại đề tài bài pháp ngài thuyết cho Bà-la-mơn Dhanjāni. Khi ngài kể lại những sự kiện này, Đức Phật khiển trách ngài và nói, “Này Xá-lợi-phất, sao ông chỉ dạy cho người ta cách hành thiền tâm từ (bi, hỷ và xả) vốn đưa đến tái sanh trong cõi Phạm Thiên thôi? Sao ông không dạy cho người ta cách để đạt đến Đạo, Quả và Niết-Bàn? Điều này chỉ có thể được tìm thấy trong giáo pháp của Như Lai và so với các bậc thiền của Phạm Trú (tứ vơ lượng tâm) nó vừa cao hơn vừa thánh thiện hơn nhiều bởi vì Phạm thiên giới thấp kém hơn Niết-Bàn vậy.”

Những gì cần được nhấn mạnh ở đây là gặp được giáo pháp của Đức Phật là một sự kiện và cơ hội vô cùng hy hữu, phi thường. Do vậy, chúng ta chỉ nên thỏa mãn khi chúng ta học và hành giáo pháp đưa đến Niết-Bàn, mục đích cuối cùng của cuộc hành trình này thơi. Để đạt đến Niết-Bàn, chúng ta cần

Sayādaw U Indaka

hành thiền minh sát bởi vì nó chỉ cho chúng ta biết con đường và đích đến cuối cùng. Vì thế bước thêm bước kế tiếp và thực hành minh sát là điều rất quan trọng.

Một phần của tài liệu ThienTamTu_SayadawUIndaka (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)