Trước tiên chúng tơi sẽ nói về bài Kinh Mettā do Đức Phật dạy, và sau đó là về cách chuyển từ thiền tâm từ sang hành thiền minh sát.
Đầu tiên Đức Phật dạy bài kinh Tâm Từ (mettā sutta) này cho nhóm năm trăm vị tỳ-kheo, mỗi người trong họ đi vào trong rừng chỉ với tam y và bình bát. Sau khi họ đã đi được khoảng một trăm do-tuần, họ đến một ngôi làng lớn. Người dân trong ngôi làng này thỉnh cầu họ ở lại an cư ba tháng mùa mưa trong khu rừng kế bên. Khu rừng này rất an tịnh, và tĩnh mịch, hồn tồn thốt khỏi những tiếng ồn mà bình thường người ta có thể nghe thấy ở nhiều ngơi làng và thị tứ nhỏ khác. Có rất nhiều cây cao đan xen với những lùm tre lớn nên khu rừng trơng có vẻ rậm rạp đến nỗi những tán lá dày của nó ngăn hầu hết ánh sáng mặt trời không cho chạm tới đất. Quanh đó một nhánh sông nhỏ chảy qua khiến cho khu rừng rất dễ chịu và bình n. Khơng xa khu rừng tre lắm là ngơi làng để các vị tỳ-kheo có thể đi khất thực. Các vị tỳ-kheo quyết định ở lại trong khu rừng này vì nó dường như là một nơi thích hợp để họ hành thiền. Sau khi đưa ra quyết định như vậy, dân làng liền gấp rút xây dựng năm trăm túp lều cúng dường đến các tỳ-kheo để các vị có thể trải qua mùa an cư tại đó. Cuối cùng cốc liêu đã hồn tất, mỗi vị tỳ- kheo chuyển vào cốc liêu của mình để bắt đầu hành thiền minh sát.
Do chư tỳ-kheo mới đến là những vị có giới, định, và tuệ đầy đủ, các vị thọ thần sống trên các cây cối sợ không dám ở
Sayādaw U Indaka
đường trong rừng. Mới đầu họ nghĩ các vị tỳ-kheo này chỉ là khách nhất thời và sẽ khơng ở lại lâu, có lẽ chỉ một hoặc hai ngày là cùng, rồi các vị lại ra đi. Tuy nhiên sau mười ngày, rồi mười lăm ngày các vị vẫn ở lại đó chứ khơng ra đi. Khơng lâu sau đó các vị chư thiên bắt đầu cảm thấy khó chịu với cách họ phải sống không tiện nghi hiện tại, và họ hy vọng rằng các vị tỳ-kheo sẽ sớm ra đi để họ có thể sống ở đó một cách an vui. Để làm cho các vị Tỳ-kheo sớm bỏ đi, họ tạo ra những âm thanh và những tiếng ồn khiếp đảm đồng thời toát ra những mùi xú uế. Các vị Tỳ-kheo trở nên kinh hãi, và chính sự sợ hãi này đã phá vỡ định của họ. Một số vị sư lên cơn sốt và đau đớn trong khi số khác cảm thấy chóng mặt. Các vị thấy rằng không thể tiếp tục hành thiền được nữa. Cuối cùng, họ quay trở về Kỳ Viên Tịnh Xá nơi Đức Phật đang an cư mùa mưa. Khi Đức Phật nhìn thấy họ, ngài hỏi lý do tại sao lại quay về, các vị kể lại chính xác những gì đã xảy ra.
Sau khi các vị Tỳ-kheo đã kể lại hết mọi chuyện, họ thỉnh cầu Đức Phật gợi ý một nơi thích hợp khác để họ có thể hành thiền. Đức Phật trả lời: “Này các con thân, các ngươi hãy
quay trở lại nơi khu rừng ấy và hành thiền ở đó.” Nghe Đức
Thế Tơn nói vậy, các vị Tỳ-kheo liền thưa, “Bạch ngài, xin đừng bắt chúng con quay lại nơi đó; chúng con khơng thể nào hành thiền ở đó được.” Hiểu thấu nỗi lo của các vị, Đức Phật
nói, “Này các Tỳ-kheo thân, bởi vì các con đi đến đó hành thiền mà khơng mang theo vũ khí nên các con mới gặp phải nhiều điều rối trí và trở ngại. Song lần này Như Lai sẽ cho các con một loại vũ khí.” Sau đó, Đức Phật đã cho các vị một loại vũ
khí đầy năng lực, đó là bài Kinh Tâm Từ (Mettā Sutta). Các vị Tỳ-kheo không dám làm trái ý Đức Phật, trang bị vũ khí Tâm Từ, họ quay trở lại khu rừng. Tuy nhiên, các vị vẫn không cảm thấy có nhiều can đảm lắm. Các vị sống với những cảm giác sợ
Sayādaw U Indaka
hãi và lo lắng bởi vì họ khơng biết khi nào và ở đâu họ sẽ gặp một hình ảnh đáng sợ và nghe một âm thanh quái gỡ, điên dại như trước.
Tuy nhiên, do giới đức và việc thực hành tâm từ của họ, các vị Tỳ-kheo không nghe hay thấy những cảnh đáng sợ nữa. Trong khi đó các vị chư thiên trước đây có thái độ thù địch, bây giờ sự tức tối và oán giận của họ đã tiêu tan và họ cảm nhận được tâm từ của các vị Tỳ-kheo. Cảm nhận được tâm từ này, tâm các vị chư thiên tràn đầy niềm tơn q và kính trọng, họ đã chào đón cũng như đảnh lễ các vị Tỳ-kheo với tâm cung kính. Họ đi đến các vị Tỳ-kheo, rước bát và y của các vị và đưa đến chỗ cốc liêu tương ứng của mỗi vị. Họ đón chào các vị Tỳ-kheo như quyến thuộc chào đón những người thân sau một cuộc hành trình xa xứ vậy. Họ khơng cịn tấn cơng hay trêu chọc các vị. Các vị chư thiên thậm chí cịn che chở cho các vị Tỳ-kheo khỏi các sự hiểm nguy và hỗ trợ cho các vị trong cuộc sống tu tập, nhờ vậy các vị có thể hành thiền một cách bình n. Chắc chắn, tâm từ ln luôn là một sức mạnh thiện và đầy năng lực để mọi người có thể nương tựa nhằm tìm kiếm sự bảo vệ.
Thực vậy, tất cả năm trăm vị Tỳ-kheo đã hành thiền minh sát với thiền tâm từ như nền tảng của họ. Nhờ được hành thiền một cách bình n, các vị có thể đoạn trừ mọi phiền não và trở thành thánh A-la-hán trong mùa hạ năm ấy. Đức Phật đã thấy trước được điều này và vì lý do đó đã khun các vị nên quay trở lại khu rừng. Khi các vị Tỳ-kheo quán chiếu lại biến cố ấy các vị nhận ra rằng sở dĩ các vị gặp phải nhiều khó khăn và chướng ngại là vì họ đã cố gắng hành thiền minh sát mà khơng có sự bảo vệ hữu ích của thiền tâm từ. Sau khi tham kiến Đức Phật họ đã chú ý đến lời khuyên của ngài và hành thiền tâm từ trước rồi mới hành minh sát sau. Chỉ khi ấy các vị mới
Sayādaw U Indaka
thốt khỏi những hiểm nguy và có thể hành thiền một cách bình n khơng bị quấy rầy cả ở thân lẫn tâm và cuối cùng trở thành bậc thánh A-la-hán.
Bất cứ khi nào chúng ta hành thiền minh sát, chúng ta bắt buộc phải gặp những chướng ngại mặc dù việc hành thiền của chúng ta là một nỗ lực thiện và công đức. Chúng ta phải nhớ rằng việc hành thiền tâm từ sẽ khiến cho những quấy nhiễu và nguy hiểm này tiêu tan. Vì lý do ấy, chúng ta không nên phớt lờ hoặc thờ ơ với việc hành thiền tâm từ. Chúng ta cần phải thừa nhận việc hành thiền tâm từ có tầm quan trọng rất lớn đối với chúng ta.