Đắc Thiền (Jhāna) Với Việc Hành Tâm Từ

Một phần của tài liệu ThienTamTu_SayadawUIndaka (Trang 89 - 105)

Nhờ hành thiền tâm từ cảm giác từ ái trở nên mãnh liệt và có uy lực tới mức tâm an trú vững chắc trên đối tượng của thiền tâm từ. Vào lúc đó, tâm ngập tràn với ước muốn chân thực cho người khác được hạnh phúc, bình yên, thoải mái, và thoát khỏi những lo âu. Tâm trở nên rất an tịnh và không lang thang ra khỏi đối tượng thiền. Có hai loại an tịnh. Một loại an tịnh có mặt khi tâm hướng đến người vốn là đối tượng của thiền tâm từ bằng cách lập đi lập lại ước nguyện cho người ấy được hạnh phúc, bình yên, và khỏe mạnh. Tuy nhiên, loại an tịnh kia lại

Sayādaw U Indaka

xuất phát từ việc an trú tâm trên hình ảnh trong tâm của người vốn là đối tượng của thiền tâm từ bằng cách lập đi lập lại ước muốn cho người ấy được hạnh phúc và bình yên. Theo cách này, chúng ta có thể nói rằng có hai loại an tịnh. Khi một người đạt đến loại an tịnh nào đó trong hai loại thì được gọi là đắc thiền tâm từ.

Một hành giả tâm từ có thể đạt đến sơ thiền, nhị thiền, và tam thiền, hay ba bậc thiền đầu trong hệ thống tứ thiền sắc giới theo cách phân chia của Tạng Kinh. Tuy nhiên nếu chúng ta dùng cách phân loại thiền năm bậc theo phương pháp Abhidhamma, người hành thiền có thể đạt đến tứ thiền.

An Chỉ Định hay Thiền (Jhāna)

“Jhāyati upanijjhatitī jhanaṃ.” Jhāna có nghĩa là tâm trụ vững trên đối tượng thiền; tâm tập trung tồn triệt và dính chặt trên đối tượng thiền. Khi tâm tập trung vững chắc vào đối tượng thiền tâm từ không lang thang đến các đối tượng khác, lúc đó chúng ta gọi trạng thái này là thiền (jhāna) hay an chỉ định (appanā). Chúng ta cũng có thể gọi nó là Định (samādhi).

Nhị thiền được phân biệt với sơ thiền bằng mức độ an định lớn hơn. Ở tam thiền, sự tĩnh lặng sâu hơn ở nhị thiền, và ở tứ thiền sự tĩnh lặng và an định thậm chí cịn sâu hơn ở tam thiền. Dựa vào chiều sâu của sự tĩnh lặng, người hành thiền mỗi lúc tiến triển đến mức thiền một cao hơn.

Trong sơ thiền có năm thiền chi:

1. Tầm (vitakka), hướng tâm đến đối tượng 2. Tứ (vicāra), kéo dài tâm trên đối tượng 3. Hỷ (pīti), sự thích thú trên đối tượng

Sayādaw U Indaka

4. Lạc (sukha) cảm thấy an vui với đối tượng

5. Nhất tâm (ekaggatā), sự hợp nhất của tâm trên đối tượng.

Thứ tự của các thiền chi kể trên đã được mô tả trong kinh điển. Thực sự thì chính do sự có mặt của trạng thái tâm an định này mà người hành thiền cảm thấy hoan hỷ. Và vì có an tịnh nên vị ấy cảm giác lạc. Đây là ‘trạng thái’ mà mỗi người chúng ta có thể kinh nghiệm khi chúng ta hành thiền.

Khi sự an tịnh tăng thêm, người hành thiền đạt đến một tầng thiền cao hơn, ở đây Tầm (vitakka) thiền chi vốn hướng tâm đến đối tượng, và Tứ (vicāra) thiền chi vốn giữ cho tâm ở cùng với đối tượng, đều vắng mặt. Vì thế người hành thiền cảm thấy rất an tịnh. Nếu tư duy có mặt, thời tâm vẫn cịn chút khơng ổn định. Tuy nhiên, lúc này các thiền chi tầm và tứ khơng cịn nữa. Chỉ có ba thiền chi hiện diện, đó là, sự nhất tâm trên đối tượng, sự thích thú trên đối tượng và lạc. Khi người hành thiền đạt đến tầng thiền kế tiếp — tam thiền, ngay cả sự thích thú trên đối tượng (Hỷ) cũng khơng cịn hiện diện. Chỉ có hai thiền chi Lạc và Nhất Tâm hiện hữu trong tâm. Khi Hỷ có mặt, tâm vẫn còn những rung động. Và khi hỷ trở nên mãnh liệt, tồn thân có thể bị rung động, vì thế đối tượng thiền cũng như cảm giác từ ái có thể biến mất. Nếu cảm giác từ ái biến mất, người hành thiền cần phải nỗ lực chuyên tâm vào công việc hành thiền, nhờ vậy tâm từ có thể sanh trở lại. Điều này có nghĩa rằng tâm vẫn chưa đủ an tịnh.

Tóm lại, ba tầng thiền khác nhau theo những cách sau. Sơ thiền chứa những thiền chi Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, và Nhất Tâm. Nhị thiền chứa Hỷ, Lạc, và Nhất Tâm. Tam thiền chứa Lạc, và Nhất Tâm. Khi đạt đến tứ thiền, tâm thậm chí trở nên an tịnh hơn, vì thế thiền chi Lạc khơng cịn hiện hữu nữa. Chỉ có sự an

Sayādaw U Indaka

tịnh hay vắng lặng. Người hành thiền khơng cịn hay biết về lạc cũng khơng cịn hay biết về khổ. Tâm vị ấy hoàn tồn qn bình. Đây gọi là Xả (upekkhā). Ở tầng thiền thứ tư này chỉ có các thiền chi Xả và Nhất Tâm hiện diện.

Vì lẽ chúng ta đang hành thiền tâm từ, nên chúng ta phải trau dồi trong tâm ước muốn cho các chúng sanh khác được an vui và hạnh phúc liên tục nhiều lần. Điều này có nghĩa rằng người hành thiền đang hành tâm từ sẽ không cảm giác Xả đối với các chúng sanh khác, vì Xả có nghĩa là khơng ước muốn cho người khác được hạnh phúc, cũng không ước muốn cho họ bị khổ đau. Xả bỏ qua một bên mọi quan tâm đến hạnh phúc và khổ đau của tha nhân. Như vậy, do tâm từ và xả khác nhau, người hành thiền tâm từ không thể đạt đến tứ thiền vốn chỉ có xả và nhất tâm như những thiền chi của nó. Hay nói khác hơn vị ấy chỉ có thể đạt đến tam thiền mà thôi.

Các Bậc Thiền Được Đạt Đến Bằng Việc Thực Hành Tâm Từ

Nếu các bậc thiền được chia làm bốn giai đoạn (tầng) theo pháp môn kinh (suttanta), người hành thiền tâm từ chỉ có thể đạt đến tam thiền.

1. Sơ thiền có năm thiền chi: tầm (vitakka), tứ (vicāra), hỷ (pīti), lạc (sukha), và nhất tâm (ekaggatā).

2. Nhị thiền có ba thiền chi: hỷ, lạc, và nhất tâm. 3. Tam thiền có hai thiền chi: lac, và nhất tâm.

Nếu các bậc thiền được chia thành năm bậc theo pháp môn Vi diệu Pháp, người hành thiền tâm từ có thể đạt đến tứ thiền.

Sayādaw U Indaka

1. Sơ thiền có năm thiền chi: tầm, tứ, hỷ, lạc, và nhất tâm.

2. Nhị thiền có bốn thiền chi: tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. 3. Tam thiền có ba thiền chi: hỷ, lạc và nhất tâm. 4. Tứ thiền có hai thiền chi: lạc và nhất tâm.

Như đã giải thích ở trước, ngũ thiền khơng thể được đạt tới bởi một người đang hành thiền tâm từ.

Cận Định (upacāra samādhi) và An Chỉ Định (appāṇa samādhi)

Nhờ tập trung tâm trên người là đối tượng của thiền tâm từ, chúng ta học cách tu tập ước muốn cho sự bình yên và hạnh phúc của người ấy nhiều lần và liên tục. Điều này có thể phải được thực hành một trăm, một ngàn, mười ngàn, thậm chí cả trăm ngàn lần. Khi chúng ta hành như vậy, tâm của chúng ta có thể sẽ lang thang đến các đối tượng khác. Sự trôi dạt của tâm thường xuyên sẽ dẫn đến những trạng thái tâm bất thiện gọi là Nivaranas (Triền Cái). Vì thế, ngay khi chúng ta biết được những tư duy lang thang này, chúng ta nên nhẹ nhàng đưa tâm trở lại với việc hành tâm từ của chúng ta khơng đắm chìm trong đó. Khi định tâm trở nên mạnh hơn, những tư duy lang thang này sẽ sanh khởi ít hơn. Và khi định tâm trở nên mạnh mẽ và đầy năng lực, tâm sẽ chỉ tập trung trên người là đối tượng của thiền tâm từ chứ không chạy lang thang nữa. Đây gọi là upacāra samādhi hay cận định, và nó thốt khỏi năm triền cái. Khi cận định trở nên mạnh mẽ và vững chắc, tâm sẽ tập trung trên người là đối tượng của thiền tâm từ như thể nó đang trơi chảy hay bị mang theo trong một dòng nước vậy. Mới đầu, trạng thái an chỉ định (appāṇa samādhi) này chỉ kéo dài một khoảnh khắc. Tuy nhiên, sau khi hành liên tục tâm sẽ duy trì trong trạng thái thiền

Sayādaw U Indaka

hoặc bốn phút, sau đó trong mười phút, và cuối cùng trong ba mươi phút hay một giờ. Với an chỉ định, tâm sẽ duy trì tập trung một cách vững chắc và duy nhất trên người là đối tượng thiền khơng cịn lang thang đến các đối tượng khác ngay cả khi có những cảnh sắc và âm thanh bình thường trong mơi trường ấy.

Lúc này Hỷ (pīti) và Lạc (sukha) sẽ thể hiện rất rõ rệt. Ngoài ra tầm (vitakka) và tứ (vicāra), hai thiền chi làm nhiệm vụ hướng tâm đến đối tượng, sẽ trở nên sắc bén và được xác định rõ ràng. Toàn thân cảm thấy nhẹ nhàng, và có một cảm giác hạnh phúc vơ cùng rõ rệt. Tâm tập trung tồn triệt và không cịn lang thang ra ngồi nữa.

Năm thiền chi – tầm, tứ, hỷ, lạc và định, xuất hiện rõ nét này là một phần của sơ thiền. Khi cả năm thiền chi có mặt, hành giả kể như đã đạt đến sơ thiền. Thanh Tịnh Đạo nói, “Evarūpe ca puggale kamam appana sampajjati”, có nghĩa rằng người hành thiền tâm từ chắc chắn đã đạt đến an chỉ định (appana samādhi).

Vì lẽ các thiền chi tầm và tứ có mặt trong sơ thiền, nên định vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Mặc dù đã nhập thiền (sơ thiền), nhưng chúng ta có thể bị xuất thiền khi nghe những tiếng ồn lớn vì ở thiền này tâm vẫn cịn lang thang đến nguồn sanh ra tiếng ồn. Vì lý do đó, chúng ta nên tập trung liên tục trên người là đối tượng của thiền tâm từ để cho nhị thiền, bậc thiền kế tiếp không bao gồm tầm và tứ, sanh khởi. Khi định trở nên mạnh mẽ tâm sẽ an tịnh và không bị xáo trộn, lúc này các thiền chi hỷ và lạc có mặt và tầm tứ sẽ vắng mặt. Đây là nhị thiền. Trong thiền này, các cảm giác hân hoan và hỷ là nổi bật nhất. Nếu người hành thiền không muốn những cảm giác đó, vị ấy nên tiếp tục phát triển tâm từ đến người là đối tượng của thiền tâm

Sayādaw U Indaka

từ như trước và phớt lờ cảm thọ hỷ. Khi định trở nên mạnh mẽ hơn, tâm rõ ràng có thể sẽ được ngập tràn với cảm giác lạc và an tịnh vi tế này mà không cần hỷ. Đây là thiền thứ ba (tam thiền) và theo Trưởng Lão Mahāsi Sayādaw viết trong cuốn ‘Brahmavihāra Dhamma’ (Phạm Trú Pháp) thì nó là bậc thiền cao nhất mà người hành thiền tâm từ có thể đạt đến.

Khi chúng đã đắc thiền theo cách này, tâm sẽ an tịnh, vắng lặng, bình yên, trong sáng, và an lạc. Cảm giác từ ái phát sanh và chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự hạnh phúc hay an lạc tinh thần này trong chính mình. Thực tế thì, khi cảm giác từ ái đối với tất cả chúng sanh đã được khéo phát triển, mọi chúng sanh cũng sẽ cảm nhận được sự an tịnh, bình yên, và hạnh phúc, và có thể nói họ kinh nghiệm được điều này như một sự phản hồi của tâm từ mà chúng ta phát ra vậy.

Sự thể hiện này là một hiện tượng tự nhiên. Do ngồi gần đống lửa chúng ta cảm thấy nóng bức, và ngược lại, nhờ đứng gần nước mát chúng ta cảm thấy tươi tỉnh và mát mẻ. Lửa làm cho mơi trường chung quanh nóng, trong khi nước làm cho mơi trường chung quanh yên tĩnh và dễ chịu. Cũng vậy, Cảm giác từ ái trong trái tim của một người làm cho mơi trường chung quanh mát mẻ, bình n và tĩnh lặng. và chính nhờ việc hành thiền tâm từ của hành giả mà những chúng sanh khác cảm nhận được lợi ích này.

Sức Mạnh Của Tâm Từ

Để làm sáng tỏ thêm điểm này, tơi sẽ giải thích chi tiết hơn. Trong Chuyện Tiền thân Vessantara, Vua Vessantara một ngày nọ rời bỏ hoàng cung và đi vào sống trong Núi Vebara. Trong thời gian sống ở đây ngài luôn luôn thực hành thiền tâm từ. Do việc thực hành này, cảm xúc từ ái của ngài lan tỏa khắp

Sayādaw U Indaka

một khu vực rộng ba do-tuần (yojanas), và các chúng sanh sống ở đó đối xử với nhau với tâm từ hòa mát mẻ. Sống với tâm từ trong tim chúng không làm tổn hại lẫn nhau. Tâm chúng ngập tràn những cảm giác yêu thương và sự thân thiện cùng với những ước muốn chân thành cho sự an vui và hạnh phúc của kẻ khác. Ngay cả trái tim của những con thú hoang dữ tợn như sư tử và cọp, beo cũng ngập tràn từ ái đối với các loài thú khác. Một do-tuần xấp xỉ tám dặm; trong khi một số nguồn khác thì nói khoảng mười ba dặm. Chúng ta cứ tạm cho nó là tám dặm đi. Như vậy, tất cả chúng sanh sống trong bán kính hai mươi bốn dặm đều được bình yên và hạnh phúc nhờ những cảm xúc từ ái, thân thiện và ước muốn chân thành của Vua Vessantara cho sự khỏe mạnh và hạnh phúc của chúng. Mọi chúng sanh được sống trong một thời kỳ tốt đẹp với các chúng sanh khác. Vì lẽ chúng biết thân thiện và tôn trọng lẫn nhau nên chúng sống với nhau một cách vui vẻ. Khi một con sư tử gặp một con nai, trong nó khơng cịn bất kỳ ước muốn ăn thịt nào cả, mà chỉ có ước muốn cho con nai ấy được an vui. Ngay cả khi một con hổ gặp những con vật khác như bị rừng, dê hay thỏ cũng vậy, chỉ có tình thương và ước muốn chân thành cho sự an vui của chúng, khơng có ước muốn giết hoặc ăn thịt như trước. Đây là những lợi ích mà các sinh vật sống gần một người hành thiền tâm từ có thể có được. Kết quả là, tất cả chúng sanh trong khu vực ba do tuần ấy được sống một cách an vui và chia sẻ cho nhau một cái tâm lúc nào cũng ngập tràn an tịnh và bình n.

Nếu mọi người đều ni dưỡng lịng từ và thực hành nó một cách chân thành, sức mạnh của tâm từ sẽ tăng trưởng và nếu càng nhiều người hành thiền tâm từ sức mạnh ấy sẽ càng mãnh liệt hơn hơn. Và khi sức mạnh của tâm từ gia tăng mạnh mẽ, khu vực mà sức mạnh ấy tỏa ra cũng sẽ được mở rộng ra thêm. Kết quả, toàn thế gian chắc chắn sẽ trở thành một nơi có

Sayādaw U Indaka

nhiều hạnh phúc hơn. Sẽ thật thú vị biết bao khi thấy toàn thế gian này được bao phủ với một lớp tâm từ mát mẻ, nhờ đó mn lồi chúng sanh được sống hạnh phúc và bình yên.

Câu Chuyện về Suvannasāma

Điều này cũng có thể được minh họa với câu chuyện Tiền Thân của Suvannasāma. Khi cha mẹ Suvannasāma đi vào rừng xuất gia làm đạo sĩ, con trai họ — tức Suvannasāma, hàng ngày đã chăm sóc cha mẹ bằng cách đi tìm trái cây và gánh nước. Nhờ phụng dưỡng cha mẹ theo cách đó, Suvannasāma đã phát triển được tâm từ trong mọi lúc mọi nơi. Nhờ tâm từ của Suvannasāma, các loài thú hoang trong rừng có tình cảm từ hịa với nhau, chúng luôn luôn mong muốn cho nhau được khỏe mạnh. Kết quả là chúng sống với nhau một cách bình n. Chính vì lí do này, Suvannasāma và các con vật tuy ‘khác thân nhưng cùng một tâm’, bất cứ khi nào Suvannasāma phải làm một cơng việc gì, các con vật ấy sẽ giúp cho cậu. Khi cậu phải đi gánh nước, cậu đặt hai thùng nước đầy lên lưng một con nai. Sự trợ giúp này phản ánh sức mạnh tâm từ của Suvannasāma và đổi lại các con vật cũng cảm thấy từ ái đối với cậu.

Hai trong số mười một lợi ích của tâm từ là ‘Manussanam piyo hoti amanussanam piyo hoti’. ‘Manussanam piyo hoti’, nghĩa là người hành thiền tâm từ với tấm lòng ngập tràn từ ái sẽ được mọi người yêu mến. ‘Amanussanam piyo hoti’ có nghĩa là các hàng phi nhân (khơng phải người) cũng yêu mến người ấy. Hàng phi nhân bao gồm các chúng sanh như chư thiên, Phạm thiên, ngạ quỷ, dạ-xoa, các lồi thú dữ, rắn rít, bị cạp, … tất cả họ đều rất yêu mến người hành thiền tâm từ.

Sayādaw U Indaka

suy xét. Nếu tất cả chúng sanh đều có lịng u thương lẫn nhau nhờ tâm từ của Suvannasāma, làm thế nào mũi tên của Vua Pitiyakkha lại bắn trúng Suvannasāma được? Như đã đề cập ở trước, Đức Phật nói rằng các loại vũ khí khơng thể làm hại được một người tu tập tâm từ, thuốc độc hay lửa cũng không thể làm

Một phần của tài liệu ThienTamTu_SayadawUIndaka (Trang 89 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)