Sau khi chuyển từ thiền tâm từ sang thiền minh sát bạn sẽ tiếp tục hành như thế nào? Trong Catukkanipāta của Tăng Chi Bộ Kinh có nói, mỗi hiện tượng danh - sắc sanh khởi trong lúc tu tập tâm từ cần phải được quan sát và ghi nhận. Làm điều này khơng khó, thực sự nó rất dễ. Như thế nào? Sau khi xuất khỏi thiền (tâm từ), bạn nên tập trung trên sự nhẹ nhàng của thân và quan sát cũng như ghi nhận nó là ‘nhẹ’, ‘nhẹ’ hoặc tập trung trên cảm giác hoan hỷ và quan sát nó như ‘hoan hỷ’, ‘hoan hỷ’. Bạn nên ghi nhận sự bình yên như ‘bình yên’, ‘bình yên’. Ở đây, xuất khỏi thiền có nghĩa rằng bạn đã ngưng tu tập thiền tâm từ.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét điều này chi tiết hơn. Sau khi một hành giả đã nhập vào thiền tâm từ, một ý nghĩ như vầy có thể khởi lên nơi tâm vị ấy ‘Hành thiền tâm từ như thế là đủ, giờ đây ta sẽ hành minh sát’. Ngay khi ý nghĩ này phát sanh trong tâm, vị ấy liền ngưng hành thiền tâm từ. Việc ngưng hành này được gọi là ‘xuất khỏi thiền tâm từ’. Khi bạn xuất khỏi thiền theo cách này, cảm giác an tịnh, bình yên và mát mẻ của tâm từ cũng như hỷ lạc mà bạn có được từ việc hành tâm từ sẽ thể hiện rất rõ. Tất cả những hiện tượng này phải được quan sát và ghi nhận đúng như thực khi chúng xuất hiện. Những gì tơi vừa giải thích đặc biệt có thể áp dụng cho những người giới đức và những hành giả có thể đắc thiền trong việc hành thiền tâm từ. Đối với những người giới đức và những hành giả hành thiền tâm từ nhưng không thể đắc thiền sẽ quan sát và ghi nhận tâm
Sayādaw U Indaka
đang tu tập Mettā (tâm từ). Mỗi lần niệm thầm ‘Cầu mong cho họ được mạnh khỏe; cầu mong cho họ được bình yên’, nhớ ghi nhận và quan sát cẩn thận ước muốn niệm thầm, hay những chuyển động của đôi môi, hay âm thanh của sự niệm thầm này. Tất nhiên hai điểm sau – sự chuyển động của đôi môi và âm thanh của sự niệm thầm, chỉ rõ ràng đối với những hành giả niệm lớn tiếng mà thôi. Điều quan trọng là bất cứ hiện tượng tâm và vật lý (danh và sắc) nào phát sanh đều phải được hành giả quan sát và ghi nhận.
Cũng có một cách khác để chuyển từ thiền tâm từ sang thiền minh sát. Đó là, sau khi xuất khỏi thiền (đối với hành giả đã đắc thiền) hoặc sau khi chuyển từ thiền tâm từ sang thiền minh sát, người hành thiền nên đưa sự chú ý của mình xuống bụng và quan sát chuyển động phồng và xẹp của bụng, ghi nhận ‘phồng’, ‘xẹp’. Đây là phương pháp được thực hành tại trung tâm thiền này. Quan trọng là phải ghi nhận với chánh niệm mọi hiện tượng ngay lúc nó xuất hiện ở thân hay tâm đúng như nó là.
1. Nhiều cảm giác khác nhau có thể khởi lên nơi thân như nhẹ, nặng, thô, và mềm (pathavī dhātu, địa đại), lưu chảy, kết dính (vơí nhau), ướt, dính (āpo dhātu, thủy đại), nóng, lạnh, ấm (tejo dhātu, hỏa đại), sự chuyển động, sự lắc lư, kiên cứng, hỗ trợ (vāyo dhātu, phong đại). Khi bất kỳ một trong những hiện tượng này khởi lên, bạn phải quan sát và ghi nhận chúng đúng như thực, chẳng hạn ‘nóng’, ‘nóng’ hay ‘lạnh’, ‘lạnh’
Ghi nhận những loại đối tượng này gọi là Thân Quán Niệm Xứ (kāyānupassanā Satipaṭṭhāna) hay đơn giản ‘Quán Thân’. Nó là
Sayādaw U Indaka
niệm xứ đầu tiên trong bốn niệm xứ.
2. Khi các cảm thọ khổ, các cảm thọ lạc, hay thọ xả như tê, nhói, đau, hay cứng xuất hiện, bạn phải quan sát và ghi nhận những cảm thọ này như ‘lạc’, ‘lạc’ hay ‘khổ’, ‘khổ’ hay ‘xả’, ‘xả’.
Ghi nhận ba loại thọ này được gọi là Thọ Quán Niệm Xứ (vedanānupassanā satipaṭṭhāṇa) hay ‘Quán Thọ.
3. Các hiện tượng tâm như mong muốn, nóng giận, ghen tị, kiêu hãnh, lo lắng, dự định, suy nghĩ, biếng nhác, vui thích, muốn khóc, muốn cười khởi sanh bạn cũng phải quan sát và ghi nhận chúng đúng như thực. Chẳng hạn, bạn phải ghi nhận muốn hay nóng giận như ‘muốn’, ‘muốn’ hay ‘nóng giận’, ‘nóng giận’. Ghi nhận những trạng thái tâm này được gọi là Tâm Quán Niệm Xứ (cittanupassanā satipaṭṭhāna), hay quán tâm cùng với các tâm sở của nó.
4. Khi các hiện tượng như cảnh sắc, thanh, mùi, vị, những cảm giác xúc chạm hay các pháp trần (cảnh pháp) sanh khởi, bạn phải quan sát và ghi nhận những cảnh sắc, âm thanh, này như ‘thấy’, ‘thấy’, hay ‘nghe’, ‘nghe’.
Ghi nhận các loại đối tượng này được gọi là Pháp Quán Niệm Xứ hay Quán Pháp (dhammanupassanā satipaṭṭhāna).
Sayādaw U Indaka