Phân bố dân cư

Một phần của tài liệu Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lý lớp 5 (Trang 35 - 39)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

3. Phân bố dân cư

Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân hoặc theo cặp - Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ mật độ dân số đối chiếu với lược đồ địa hình Trả lời câu hỏi : Cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào ?

- Nước ta có 54 dân tộc. Một số dân tộc tiêu biểu là Kinh, Mường, Thái,…Mỗi dân tộc có nếp sống, phong tục tập quán riêng

- Dân tộc Kinh( Việt ) có dân số đông nhất, sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển; các dân tộc ít người chủ yếu sống ở vùng núi và cao nguyên

Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên

Mật độ dân số nước ta năm 2004 là 249 người/km2, cao hơn rất nhiều so với mật độ toàn thế giới và cao hơn các quốc gia láng giềng là Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc. Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào màu sắc để phân biệt các loại địa hình cũng như các khu vực dân cư. Liên hệ với bài học trước về địa hình Việt Nam để tìm ra những nét

- Học sinh trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ những vùng đông dân, thưa dân

tương đồng

Ở đồng bằng, ven biển đất chật người đông, thừa lao động. Ở vùng núi nhiều tài nguyên nhưng lại thưa dân và thiếu lao động. Do đó Nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng 4. Củng cố, dặn dò

- Học sinh trả lời câu hỏi 1 SGK

- Về nhà học bài và đọc trước bài 10/87

Các kênh hình sử dụng trong bài Các dân tộc, sự phân bố dân cư Tranh ảnh các dân tộc

Người H’mông trên đỉnh Sa Pa Người Ê đê

Lược đồ mật độ dân số Việt Nam Lược đồ địa hình Việt nam

Biểu đồ mật độ dân số Việt Nam so với một số nước trên thế giới

I. MỤC TIÊU

- Về kiến thức : học sinh nắm được tên gọi, vị trí địa lý các nước láng giềng của Việt Nam : Cam-phu-chia, Lào và Trung Quốc

- Về kĩ năng : trình bày kết quả nhận thức bằng lời nói

- Về thái độ : học sinh ham học hỏi địa lý thế giới, có tinh thần đoàn kết với các nước láng giềng anh em

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Biểu đồ, lược đồ các nước Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc

- Tranh ảnh về thiên nhiên, con người Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính

Một phần của tài liệu Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lý lớp 5 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w