Kết hợp sử dụng dụng cụ dạy học đã có với việc khai thác cơ sở vật chất ngoài xã hộ

Một phần của tài liệu Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lý lớp 5 (Trang 29 - 30)

2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG KHAI THÁC KÊNH HÌNH

2.3.Kết hợp sử dụng dụng cụ dạy học đã có với việc khai thác cơ sở vật chất ngoài xã hộ

chất ngoài xã hội

Cơ sở vật chất ngoài xã hội cung cấp một nguồn thông tin phong phú mà trường học không thể trang bị được ( hệ thống truyền hình, mạng Internet, các công nghệ sản xuất). Vì vậy việc sử dụng phương tiện dạy học cần tính đến các phương tiện này.

Hiện nay xã hội ngày càng phát triển với nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Người giáo viên năng động cần bắt kịp những xu hướng mới và biết cách tận dụng tối đa mọi ưu thế từ môi trường xung quanh. Do đặc điểm kinh tế khác nhau của mỗi địa phương mà giáo viên cần linh hoạt trong việc tìm kiếm kênh hình. Tại những vùng sau, vùng xa, dân tộc thiểu số có điều kiện khó khăn không thể đáp ứng yêu cầu về phương tiện kĩ thuật hiện đại thì giáo viên cần tìm các mẫu vật thật có trong tự nhiên làm ví dụ minh họa cho học sinh. Cụ thể như khi dạy bài về các dân tộc ít người trên lãnh thổ Việt Nam có thể cho các em tự trình bày về dân tộc của mình hoặc có thể nhờ người dân tộc ít người ở vùng đó đến để làm mẫu. Như vậy với những hình mẫu thực tế học sinh lại càng có hứng thú học tập cao mà vẫn đảm bảo yêu cầu sử dụng kênh hình. Tùy thuộc vào kĩ năng và khả năng của mình giáo viên có thể tự vẽ các lược đồ, bản đồ, bản đồ câm,… thay cho các bản đồ giáo khoa in. Tuy mức độ chính xác không thể cao bằng nhưng vẫn là phương tiện trực quan hữu hiệu cho học sinh.

Đối với những vùng thành phố có điều kiện kinh tế thuận lợi hơn thì giáo viên lại càng phải phát huy hơn nữa việc khai thác kênh hình ngoài xã hội. Các phương tiện truyền thông như tivi, đài báo,… được các em tiếp xúc hàng ngày và có hứng thú tìm hiểu. Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh cắt ra từ các bài báo, chúng vừa là hình ảnh trực quan sinh động lại mang tính cập nhật cao. Trên các chương trình truyền hình hiện nay cũng có rất nhiều chuyên mục dành cho thiếu nhi tìm hiều các hiện tượng địa lý, giáo viên cần tìm cách khuyến khích học sinh theo dõi để mở rộng kiến thức. Qua đó các em có thể học ngay tại nhà, vừa học vừa chơi và cũng tận dụng được phương tiện truyền thông gây hứng thú tìm tòi cho học sinh.

Hơn nữa, chúng ta đã biết 4 mục tiêu giáo dục do UNESCO đề ra là học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định. Từ những mục tiêu trên ta nhận thấy trong thời đại hiện nay thì việc học phải gắn liền với thực tế. Mọi kiến thức thu được đều phải vận dụng vào cuộc sống thì nó mới có ý nghĩa. Như vậy không gì tốt hơn là trong quá trình giáo dục sử dụng các tư liệu từ thực tế, giúp học sinh tiếp cận với thế giới bên ngoài một cách nhanh chóng. Đảm bảo được nguyên tắc này vừa thực hiện tốt mục tiêu dạy học cũng như đạt được những hiệu quả mà phương tiện dạy học trong nhà trường không có được 3. TÌM KIẾM KÊNH HÌNH TỪ CÁC NGUỒN NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA

Một phần của tài liệu Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lý lớp 5 (Trang 29 - 30)