KẾT LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lý lớp 5 (Trang 47 - 49)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

3. KẾT LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM

- Thực nghiệm đã đảm bảo được mục tiêu đề ra, các nguyên tắc và quy trình thực nghiệm đảm bảo theo thiết kế nghiên cứu

- Các dữ liệu thu thập được đảm bảo tính khách quan và chính xác. Dữ liệu liên tục và dữ liệu rời rạc là kết quả của thang đo theo tiêu chuẩn quốc thế là cơ sở để chúng tôi phân tích dữ liệu thu được từ có rút ra được kết luận về hiệu quả thực tiễn của đề tài

- Tuy nhiên do một số điều kiện hạn chế nhất định mà nghiên cứu chỉ bó hẹp trong khôn khổ nhỏ, thực nghiệm chưa được thực hiện tại nhiều lớp học, trường học khác nhau do đó kết quả thực nghiệm chưa phải là kết quả tuyệt đối với nhiều trường học cũng như địa phương khác.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận chung 1. Kết luận chung

Trên cơ sở mục đích, nghiệm vụ của đề tài và quá trình thực nghiệm đề tài đã chúng tôi có thể đưa ra các kết luận sau :

- Kênh hình giữ vai trò không thể thiếu trong quá trình dạy học địa lý, nó giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách trực quan và sinh động hơn. Do vậy kĩ năng sử dụng và khai thác kênh hình không thể thiếu đối với cả giáo viên và học sinh trong việc dạy và học địa lý. Vì vậy nghiên cứu cách sử dụng kênh hình sao cho hiệu quả là một trong những yêu cầu cấp thiết

- Trước đây do điều kiện kinh tế khó khăn nên kênh hình sử dụng trong dạy học còn hạn chế với những dụng cụ thô sơ và số lượng ít. Tuy nhiên hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục cũng như sự đầu tư của nhà nước thì kênh hình ngày càng được bổ sung phong phú và chất lượng hơn. Các loại kênh hình được sử dụng phổ biến hiện nay là bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh địa lý, băng hình,… Dựa vào điều kiện thực tế này thì giáo viên và các nhà giáo dục cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để tìn ra phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học

- Ở bậc Tiểu học, học sinh có ấn tượng mạnh mẽ đối với những đồ vật mang tính trực quan cao vì thế kênh hình lại càng chiếm ưu thế trong việc tác động vào quá trình tri giác của học sinh. Nếu giáo viên biết khéo léo sử dụng kênh hình để hình thành những biểu tượng, khái niệm địa lý cũng như gây ấn tượng giúp học sinh có thể ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc. Tuy nhiên do địa lý là một trong những môn học phụ trong chương trình Tiểu học nên thường ít được quan tâm và nghiên cứu. Chính vì vậy đặt ra việc phải có một phương pháp sử dụng kênh hình một cách khoa học để nâng cao hiệu quả của kênh hình trong dạy học

- Thông qua việc nghiên cứu, tiếp thu những lý luận cơ bản của các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu khai thác kênh hình trong dạy học địa lý chúng tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu quy trình khai thác và vận dụng cụ thể với mỗi loại kênh hình, trước tiên là với bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ và tranh ảnh địa lý. Đề tài đã xây dựng được các bước khai thác cụ thể cũng như một số giáo án mẫu từ đó giúp giáo viên có thể vận dụng trong thực tế giảng dạy. Đồng thời giúp giáo viên có những cách tiếp thu với nguồn tri thức mở từ cuộc sống làm phong phú và nâng cao chất lượng bài dạy thông qua việc tìm kiếm kênh hình từ mạng Internet

- Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ. Chúng tôi áp dụng một tiêu chuẩn đo lường tương đối mới mang tính quy chuẩn quốc tế có thể đánh giá cả định tính và định lượng của quá trình thực nghiệm. Qua việc thu thập và xử lý số

liệu khách quan cho thấy tác động tích cực của đề tài trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học địa lý lớp 5

Một phần của tài liệu Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lý lớp 5 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w