Trong thoái hóa đốt sống, lớp sụn lót giữa hai mặt đốt xương và đĩa liên hợp bị tổn thương gây ra thay đổi cấu trúc và suy giảm chức năng của cột sống. Tuổi cao là rủi ro chính của sự thoái hóa nhưng mức độ thoái hóa nhanh chậm tùy theo từng người.
Thoái hóa có thể xảy ra ở cột sống cổ, ngực, lưng.
a. Thoái hóa đĩa đệm
nước, giảm khả năng chống sốc và giảm chiều cao của cơ thể. Chất keo có thề lòi ra khỏi vành, đè lên rễ dây thần kinh não tủy.
b. Viêm khớp đốt sống
Mỗi đốt sống có 4 mặt khớp có nhiệm vụ như cái bản lề để cột sống có thể cử động nghiêng ngả về phía trước, sau và hai bên. Một lớp sụn bao phủ mặt khớp để sự chuyển động khớp được trơn tru. Khi bị thoái hóa, sụn hao mòn, gai xương (osteophyte=bone spurs) mọc ra.
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra đau ở cổ, vai và cánh tay. Gai xương có thể đè lên rễ dây thần kinh, làm cho các bắp thịt ở tay yếu.
Viêm khớp đốt sống ngực gây ra đau khi cúi xuống hoặc ngửa người ra phía sau.
Ðốt sống lưng chịu đựng hầu hết sức nặng của cơ thể. Khi thoái hóa, thường có đau lưng nhất là khi ngồi lâu hoặc nâng nhấc vật nặng.
Chụp hình cột sống (X-quang, mri, ct Scan) đều thấy rõ các thay đổi của cột sống.
Ðiều trị
Nhiều người cứ cho rằng khi bị thoái hóa cột sống là sẽ bị đau lưng suốt đời hoặc phải ngồi xe lăn. Thực ra, bệnh không đưa tới tình trạng bi quan như vậy, vì với các phương tiện trị liệu hiện có, 75% bệnh nhân có thể phục hồi. Trị liệu căn bản gồm có:
– Nằm nghỉ không quá 3 ngày, để tránh máu cục ở tĩnh mạch nằm sâu dưới da.
– Dùng dược phẩm chống viêm đau, thuốc thư giãn cơ bắp trong thời gian ngắn.
– Vùng xương bị viêm được giữ cố định để tạm thời giới hạn cử động khớp và giảm đau.
– Chườm nóng, kích thích điện.
– Tập các cử động tăng sức mạnh bắp thịt ở bụng, dọc theo cột sống để giúp cột sống mạnh hơn.
– Thay đổi nếp sống, việc làm, bỏ thuốc lá, giảm cân nếu mập phì... Giải phẫu ít khi cần đến trong trường hợp thoái hóa đốt sống.