Phục hồi sau tai biến nã o Tai biến động mạch não!!! Stroke!!! Đột quỵ

Một phần của tài liệu Ebook Sổ tay sức khỏe người cao tuổi: Lão hóa chuyện nhỏ - Phần 1 (Trang 53 - 56)

động mạch não!!! Stroke!!! Đột quỵ !!!

Những tiếng mà khi nghe tới, nhiều người đã rùng mình e ngại. Chỉ sợ là một lúc bất hạnh nào đó, nó sẽ đến thăm mình.

Vâng, tai biến vẫn còn là một bệnh gây ra tàn phá nghiêm trọng cho cơ thể và là một trong ba nguy cơ tử vong cao. Một trăm người bị bệnh thì khoảng mươi người mới có hy vọng gần – hoàn – toàn – bình – phục. Lý do là bệnh nhân thường đi cấp cứu hơi trễ để được khám và điều trị sớm.

Bên Mỹ, hàng năm có cả triệu nạn nhân mới của tai biến này. Một số lớn may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần thì lại kéo dài cuộc đời tàn phế thần kinh. Chi phí chăm sóc hậu tai biến cũng nhiều và là một vất vả cho gia đình, một đau khổ cho bệnh nhân.

Việt Nam ta, số người bị tai biến cũng cao, người tàn phế không phải là ít, và sự chăm sóc chắc cũng khó khăn, giới hạn hơn.

Stroke gây ra do sự đột ngột ngưng tuần hoàn tới một vùng của não bộ.

Ngưng vì một mạch máu bể vỡ, một cục máu chặn lối giao thông, một u bướu đè xẹp mạch máu. Tế bào thần kinh nơi đó thiếu dưỡng khí và đường

glucose, chỉ cần vài phút là hết sống. Các tế bào này điều khiển sự di chuyển, suy tư, hành động, phát âm... Và con người trở thành tàn tật.

Tàn tật vì:

– Liệt yếu nửa thân đối diện với bên não hư hao là tật nguyền thường xảy ra nhất sau tai biến. Nạn nhân đi đứng loạng choạng, mất thăng bằng, dễ té ngã. – Rối loạn khả năng nói, đọc, viết và hiểu tiếng nói, chữ viết. Nạn nhân nói lơ lớ khó khăn, không thành ngôn từ, đặc biệt khi tế bào ở nửa não phải bị hủy hoại.

– Kém trí nhớ, nhận thức, suy luận và giải quyết sự việc. – Thị giác rối loạn.

– Mất cảm giác về nóng, lạnh, đau, tê dại ngón tay, chân. – Ăn trệu trạo, nuốt không xuôi, nước miếng trào ra. – Mất kiểm soát tiểu tiện ngay sau khi bị tai biến.

– Có những xúc động như sợ hãi, bực bội, tức giận, buồn rầu, nuối tiếc sự mất mát về sức khỏe tinh thần, thể chất.

– Giảm khả năng tự chăm sóc trong đời sống hàng ngày. – Và hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.

Một đời người đang khỏe mạnh như anh Vọi thuyền chài, như một bà nội trợ quán xuyến mọi việc trong nhà, mà chỉ một giây một phút trở nên tàn tật. Nhiều khi cũng chỉ vì quá lơ là với sức khỏe của mình:

Huyết áp cao thì coi thường, “thách đố” với bệnh tật, thuốc khi uống khi ngưng.

– Cholesterol phi mã mà vẫn tái nạm vè gầu, thêm chén nước béo, hai trứng gà non.

– Thuốc lá hút mỗi ngày vài ba gói, rượu uống dăm vò.

– Cơm no rượu say xong ngọa triều nhiều hơn là vận động. Cho sướng thân đời.

Biết đâu rằng “bệnh tùng khẩu nhập”, người xưa nhắc nhở chẳng sai chút nào. Vì đó là một số trong những nguy cơ đưa tới tai biến.

Cơ sự đã xảy ra, bây giờ đành đương đầu, đối phó với hậu quả. Phải tự tin, kiên nhẫn, tích cực phục hồi tối đa khả năng đã mất. Đừng buông xuôi, bai bải chối giấu “tôi có sao đâu”. Và cả nhà cũng như người bệnh phải tiếp sức để phục hồi các chức năng đã suy giảm.

Mục đích điều trị phục hồi là giúp nạn nhân lấy lại được sự tự lập tối đa trong đời sống của mình.

Thành công của phục hồi tùy theo vài điều kiện: mức độ hủy hoại của não bộ; áp dụng phương pháp phục hồi sớm hay trễ; tâm trạng thái độ của người bệnh; kỹ thuật của nhóm điều trị và sự hợp tác của gia đình, bạn bè. Vài ngày sau khi áp dụng các trị liệu hiện đại với mục đích hoặc làm tan huyết cục hoặc chặn xuất huyết, bệnh tình đã được kiểm soát, bác sĩ sẽ hướng dẫn phương thức lấy lại các chức năng đã bị tai biến lấy đi. Các phương pháp này rất hữu hiệu để giúp ta phục hoạt sức mạnh, khả năng điều hợp cử động, sự bền bỉ và niềm tự tin, tránh phụ thuộc cũng như hội nhập với các sinh hoạt của gia đình, chòm xóm.

Ta phải học lại cách nói làm sao, nghĩ thế nào, đi sao cho vững và làm sao để tự mình hoàn tất được các sinh hoạt thường lệ: tắm rửa, đánh răng, ăn cơm, mặc quần áo, đi vệ sinh... Ôi thôi thì trăm việc cần thiết để sinh tồn.

Xin hãy kiên tâm. Đa số bệnh nhân đều phục hồi khá hơn, nhanh hay chậm cũng tùy thuộc stroke nặng hay nhẹ. Nhiều khi diễn tiến phục hồi bắt đầu ngay sau khi bị tai biến, khi bệnh tình ổn định, não bắt đầu lành vết thương. Trong phục hồi, có sự tiếp tay của nhiều người thuộc các ngành chuyên môn khác nhau:

1. Bác sĩ

Vị này có thể là bác sĩ chuyên về y khoa gia đình, nội khoa, lão khoa, thần kinh. Vai trò của bác sĩ rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng cho người bệnh. Vị này tiếp tục điều trị và phối hợp sự chăm sóc lâu dài cho nạn nhân như là: coi xem phục hồi như thế nào cho thích hợp, giới thiệu khám chuyên môn, theo dõi sức khỏe, hướng dẫn để ngăn ngừa tai biến tái phát, duy trì huyết áp và đường huyết bình thường, giảm cân nếu mập, hướng dẫn dinh dưỡng, ăn uống...

2. Ðiều dưỡng viên phục hồi

hiện các công việc hàng ngày như: tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân. Họ cũng hướng dẫn bệnh nhân về việc sử dụng thuốc, dinh dưỡng, ngừa tai biến tái phát, chỉ dẫn thân nhân cách chăm sóc người bệnh. Một điểm quan trọng là tránh nhiễm trùng da ở phần cơ thể nằm bất động lâu ngày.

Một phần của tài liệu Ebook Sổ tay sức khỏe người cao tuổi: Lão hóa chuyện nhỏ - Phần 1 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)