Sự cần thiết của mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính cơng cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải quyết thủ tục hành chính tại trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 29)

Xuất phát từ yêu cầu của công tác cải cách hành chính nói chung và thực trạng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính ở các địa phương nói riêng, đặt ra vấn đề là cần có những cải cách về mơ hình, tổ chức giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực để thu hút, hỗ trợ đầu tư và giải quyết những thủ tục hành chính liên quan thiết thực đến tổ chức, cá nhân. Một trong những mơ hình đó chính là mơ hình Trung tâm Phục vụ hành chính cơng cấp tỉnh (trước đó là mơ hình Trung tâm Hành chính cơng).

Mơ hình Trung tâm Hành chính cơng được nghiên cứu, thành lập đầu tiên tại tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu học tập mơ hình hành chính cơng ở các nước phát triển như: Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Singapore và Trung tâm dịch vụ hành chính cơng tại Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc ... đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn của tỉnh, ngày 28-9-2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh và xây dựng 15 trung tâm hành chính cơng (01 Trung tâm Hành chính cơng cấp tỉnh, 14 Trung tâm Hành chính cơng cấp huyện) nhằm mục đích chủ yếu là nâng cao hiệu lực của quản lý nhà nước trong cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính phục vụ. Sau hơn 2 năm hoạt động và mang lại những kết quả tích cực, ngày 28/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1831/QĐ-TTg về việc thí điểm thành lập Trung tâm hành chính cơng tỉnh Quảng Ninh. Đây là mơ hình Trung tâm Hành chính cơng trực thuộc UBND cấp tỉnh đầu tiên trên cả nước. Trung tâm là đầu mối tập trung thực hiện việc hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức để giải quyết và nhận, trả kết quả cho cá nhân, tổ chức; tham gia đề xuất các giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hố hành chính và thực hiện cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Mặc dù là tỉnh đầu tiên đi tiên phong và chưa có tiền lệ về mơ hình tổ chức các Trung tâm Hành chính cơng, song sau khi được thành lập và đi vào hoạt động, Trung tâm bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định trong tiếp nhận, thụ lý giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, cơng dân trên địa bàn tỉnh, được người

dân, doanh nghiệp đánh giá cao, đạt được các mục tiêu cơ bản, giải quyết được các vấn đề bất cập trong cải cách thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính để xây dựng nền hành chính theo hướng phục vụ, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm, hiện đại góp phần tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX).

Nhận thấy những thay đổi đáng kể của tỉnh Quảng Ninh sau khi thành lập mơ hình Trung tâm Hành chính cơng, một số địa phương cũng đã học hỏi và chủ động thành lập hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh để thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức theo quy mơ hình tập trung trên cơ sở Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ

chế một cửa liên thơng tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (ban hành

kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Năm 2017, có 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện mơ hình Trung tâm hành chính cơng hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh, bao gồm: Quảng Ninh, Thái Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đà Nẵng, Bắc Giang, Đồng Tháp, Đắk Nông, Cà Mau, Long An, Hà Giang, An Giang, Bình Phước, Quảng Nam, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

Về mặt tổ chức, các Trung tâm Hành chính cơng cấp tỉnh ở các địa phương cũng được tổ chức theo những mơ hình khác nhau, ví dụ như: Trung tâm hành chính cơng trực thuộc UBND tỉnh (Trung tâm hành chính cơng tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm hành chính cơng và xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam, Trung tâm hành chính cơng tỉnh Bắc Ninh); Trung tâm hành chính cơng trực thuộc Văn phịng UBND cấp tỉnh (Thái Bình, Đắk Nông, Đồng Tháp, Cà Mau, Hà Giang, Bình Phước, Vĩnh Phúc); Trung tâm hành chính cơng trực thuộc Sở Nội vụ (Bắc Giang, Long An, Bình Dương); Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung thuộc Văn phòng UBND tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang).

Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Theo quy định

“Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính cơng là đơn vị hành chính đặc thù thuộc Văn phịng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có con dấu để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Trường hợp cấp tỉnh chưa đủ điều kiện tổ chức Trung tâm Phục vụ hành chính công, tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan chuyên môn quyết định thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc văn phịng cơ quan chun mơn đó” (khoản 2, Điều 7)

Trên cơ sở Nghị định, hiện nay hầu hết các địa phương đều đã thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi nhằm thực hiện các chức năng như: là đầu mối tập trung thực hiện các nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan cấp tỉnh đối với các tổ chức và cá nhân; tham mưu công tác quản lý nhà nước về kiểm sốt thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh; thực hiện các chức năng thông tin, công báo, Cổng Thông tin điện tử tỉnh và hỗ trợ, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư của Nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Việc thành lập và hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh đem lại những ý nghĩa như:

Thể hiện quyết tâm chính trị trong đổi mới cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút, hỗ trợ đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội của các địa phương. Qua đó giảm chi phí về thời gian, giảm chi phí khơng chính thức, tăng cường tính cơng khai minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, doanh nghiệp; không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng (PAPI) cấp tỉnh.

Nâng cao trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả của cán bộ, công chức trong việc tiếp nhận, phối hợp giải quyết thủ tục hành chính và trả kết quả đã giải quyết của các sở, ban, ngành tỉnh cho tổ chức, cá nhân, thông qua việc ứng dụng các phần mềm công nghệ thơng tin hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính được kết nối với phần mềm kiểm soát và đánh giá kết quả thủ tục hành chính. Đồng thời nâng cao tính chuyên

Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân giải quyết thuận tiện, nhanh chóng thủ tục hành chính. Tạo lập môi trường làm việc công khai, minh bạch, thuận tiện, văn minh, hiện đại; đồng thời là nơi cung cấp cho tổ chức, công dân một số dịch vụ cơng tiện ích trong q trình giải quyết thủ tục hành chính.

Giúp các cơ quan, đơn vị có thể trực tiếp trao đổi, phối hợp giải quyết một số thủ tục hành chính liên thơng bảo đảm chặt chẽ và thuận tiện.

Tổ chức, cá nhân được trực tiếp tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Giúp cấp có thẩm quyền kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của công chức, lao động tại Trung tâm; kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong q trình giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải quyết thủ tục hành chính tại trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)