chức tham gia giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính cơng
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính góp phần vào cơng cuộc cải cách thủ tục hành chính và cải cách nền hành chính nhà nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và cả nước. Kết quả này tích cực hay hạn chế một phần được quyết định bởi chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia giải quyết các thủ tục hành chính. Chất lượng cơng chức, viên chức được thể hiện qua trình độ chun mơn, các kỹ năng, kinh nghiệm cơng tác và phẩm chất chính trị đạo đức. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia giải quyết thủ tục hành chính tại trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Quảng Ngãi được xem là một giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm, nhất là trong điều kiện mới, việc giải quyết TTHC đang dần hướng đến việc tồn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả đều thực hiện tại Trung tâm theo quy định tại Thông tư số 01/20118/TT-VPCP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thơng trong giải quyết thủ tục hành chính.
Đối với nhóm giải pháp này, cần thực hiện tốt các nội dung sau:
Theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, cán bộ, cơng chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa là những người được các sở, ban, ngành cử ra làm việc tại bộ phận một cửa phải đảm bảo đầy đủ những tiêu chuẩn chung về phẩm chất đạo đức công vụ theo quy định của pháp luật như: đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên; có thâm niên cơng tác tối thiểu 03 năm trong ngành, lĩnh vực được phân công; được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ... Từ quy định của Nghị định có thể thấy yêu cầu đối với các công chức, viên chức làm việc tại các bộ phận một cửa, trong đó có bộ phận một cửa cấp tỉnh – Trung tâm Phục vụ hành chính cơng được chú trọng nhiều. u
cầu này một phần xuất phát từ việc vị trí một cửa là đầu mối duy nhất tiếp nhận hồ sơ của công dân, tổ chức, cá nhân và trả kết quả giải quyết TTHC, số lượng TTHC được tiếp nhận và giải quyết ở Trung tâm hằng ngày rất nhiều, đa dạng trên tất cả các lĩnh vực, địi hỏi cơng chức, viên chức tham gia tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trong q trình tiếp nhận hồ sơ phải có kiến thức tổng hợp về tất cả các lĩnh vực quản lý chứ không phải chỉ cần nắm các kiến thức thuộc lĩnh vực công tác như những công chức, viên chức ở các phịng chun mơn khác. Chính vì vậy, cần lãnh đạo Sở, ngành cần ưu tiên lựa chọn, bố trí những cơng chức, viên chức thật sự đáp ứng yêu cầu về năng lực, trình độ chun mơn, am hiểu về các thủ tục hành chính cũng như có những kỹ năng cần thiết đến làm việc tại Trung tâm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc bố trí phải dựa trên chức năng, nhiệm vụ, số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình, rà sốt đội ngũ cơng chức làm việc tại bộ phận một cửa nhằm mục đích bố trí đúng quy định và đúng năng lực.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm để nâng cao chất lượng giải quyết các TTHC, trong đó, tập trung bồi dưỡng các kiến thức chuyên mơn, những kỹ năng nghiệp vụ hành chính, đạo đức cơng vụ, tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, sự năng động, trung thực, kỷ cương, gương mẫu, tận tâm phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội trong giải quyết công việc; phổ biến kiến thức pháp luật để cán bộ, cơng chức vận dụng trong q trình thực thi cơng vụ nhất là những trường hợp được bố trí tiếp nhận thêm hồ sơ ở các lĩnh vực khác với chun mơn nghiệp vụ hiện đang đảm nhiệm. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng như tập trung; Tổ chức các chuyến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm các đơn vị có bộ phận một cửa thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tốt để cơng chức, viên chức có cơ hội học hỏi kinh nghiệm thực tế.
Đối với những Sở, ngành có số lượng hồ sơ tiếp nhận và giải quyết mỗi ngày lớn cần quan tâm bố trí đủ số lượng để kịp thời phục vụ người dân, tổ chức, cũng là góp phần giảm bớt áp lực, quá tải cho công chức, viên chức, để việc giải quyết được nhanh chóng, hiệu quả hơn. Cơng chức, viên chức được cử đến làm việc tại trung tâm cần đảm bảo tính ổn định, lâu dài, hạn chế kiêm nhiệm nhiều việc vừa ở Trung tâm, vừa giải quyết công việc tại đơn vị; đồng thời xác định người trực chính, người trực phụ để xác định rõ trách nhiệm, đồng thời kịp thay thế khi người trực chính khơng có mặt.
Riêng đối với biên chế chuyên trách tại Trung tâm, cần cân nhắc tuyển dụng thêm cơng chức cho Trung tâm phục vụ Hành chính cơng tỉnh. Số lượng cơng chức ở Trung tâm cịn ít nên tình trạng q tải cơng việc thường xun diễn ra. Do đó, để tránh tình trạng tắc nghẽn trong xử lý hồ sơ thủ tục hành chính thì UBND tỉnh cần tính tốn việc tuyển dụng bổ sung nhân sự cho Trung tâm. Việc này cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 cần ưu tiên kiện toàn nhân lực của Trung tâm.
Ngồi ra, cơng việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính là một cơng việc đầy áp lực cả về thời gian, tác phong làm việc, phong cách giao tiếp, phải thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với người dân để giải quyết hồ sơ hành chính, chịu sự giám sát, đánh giá bởi nhiều kênh, vì vậy yếu tố tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức tại trung tâm cần được quan tâm hơn. Cần xây dựng các chính sách ưu đãi nhất định như ưu tiên trong việc sắp xếp vào vị trí lãnh đạo trong tương lai, tăng chế độ phụ cấp nhằm động viên công chức yên tâm công tác, phát huy sức sáng tạo trong q trình thực hiện cơng việc. Đặc biệt, chế độ hỗ trợ ý nghĩa quan trọng, làm cho công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm có động lực làm việc, năng suất hiệu quả cao, từ đó làm cho việc giải quyết TTHC của người dân, tổ chức, doanh nghiệp thuận tiện, nhanh chóng, giảm các chi phí liên quan… Để xây dựng chế độ hỗ trợ phù hợp, cần tham khảo giữa các địa phương, xây dựng mức hỗ trợ hợp lý, thống nhất giữa các địa phương. Cần phải phân bổ thu, chi hợp lý và phải xác định đây là một mục chi quan trọng, mang tầm chiến lược cho cơng cuộc cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng. Ngồi hỗ trợ cần có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời để khích lệ tinh thần làm việc. Có thể căn cứ vào năng suất lao động, vào số lượng hồ sơ giải quyết hay qua kết quả đánh giá công chức, viên chức tại Trung tâm để có chính sách khen thưởng kịp thời.
Các Sở, ngành và trung tâm cần hồn thiện Đề án vị trí việc làm của đơn vị mình, xem việc giải quyết các thủ tục hành chính là một vị trí việc làm quan trọng để xác định cụ thể các nội dung công việc, xác định khung năng lực, đồng thời căn cứ vào đó mà thực hiện việc lựa chọn, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng cũng xây dựng và thực hiện các cơ chế luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm nhằm khuyến
khích, động viên đối với công chức, viên chức có thành tích cao trong thực hiện nhiệm vụ.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc của công chức. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại công chức hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Khen thưởng kịp thời những cá nhân công chức hoặc bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ được giao bằng cả hình thức vật chất và tinh thần, đồng thời xử lý nghiêm khắc những cơng chức khơng hồn thành nhiệm vụ hoặc có những sai phạm về đạo đức công vụ trong khi giải quyết công việc. Thực hiện tốt nội dung này sẽ góp phần cải thiện thái độ phục vụ của công chức, viên chức, tránh những phiền hà nhũng nhiễu cho người dân khi tiếp xúc giải quyết hồ sơ.