Võ Minh Long (2019) nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2017. Nghiên cứu sử dụng biến chỉ số lợi nhuận ROE để làm giá trị đo lường. Dữ liệu thu thập được là từ báo cáo tài chính của 20 NHTM khác nhau và được phân tích bằng mô hình FEM (Fixed Effects Model). Kết quả phân tích cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ tiền gửi trên tiền cho vay đều có tác động lên hiệu quả hoạt động và có ý nghĩa thống kê cao. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu cũng cho biết thêm: Chưa có đủ bằng chứng khoa học về mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ quá hạn và hiệu quả hoạt động.
Hồ Thị Lam và cộng sự (2017) đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam. Sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng, và Thống kê tài chính quốc tế (IFS) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giai đoạn 2007-2015, với mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS), nghiên cứu tìm thấy, tỷ suất vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, thị phần, tỷ suất chi phí hoạt động trên tổng tài sản và tỷ suất chi phí dự phòng rủi ro trên tổng nợ là các nhân tố quan trọng tác động đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam. Trong đó, mối quan hệ giữa HQHĐ của ngân hàng và quy mô, tỷ suất vốn vay trên tiền gửi và tổng sản phẩm quốc nội là dương, củng cố lẫn nhau. Ngược lại, thời gian hoạt động, tỷ suất chi phí dự phòng rủi ro trên tổng nợ và tỷ suất chi phí hoạt động trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến HQHĐ
của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu giúp gợi ý một số chính sách đối với các nhà quản trị trong việc nâng cao HQHĐ của các ngân hàng.
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và nước ngoài về các yếu tố tác động đến HQHĐ cũng như lợi nhuận.
Quy mô ngân hàng
Ahmad Aref Almazari (2014), Dietrich & Wanzeried (2011), Adama & Apélété (2017), Võ Minh Long (2019), A. Alper và A. Anbar (2011), Abugamea, Gaber
(2018)
+
Rủi ro thanh khoản
Ahmad Aref Almazari (2014), Themba Mamba Shipho (2011)
+
Mức độ an toàn vốn
Gavila và cộng sự (2009), Themba Mamba Shipho (2011), Ali Sulieman Alshatti (2016)
+ Tỉlệtiềngửikh
ách
hàng/tổng tài
Hashem (2016), Abugamea, Gaber (2018) - Tổng sản
phẩm quốc nội
Bikker và Hu (2002), Mohammad Farooq và các cộng sự (2021)
+
Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.3MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT