Tỉ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản DA có tác động ngược chiều tới ROE với hệ số hồi quy là -0.0691309. Điều này có nghĩa khi tỉ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ ROE của ngân hàng giảm 0.0691309 đơn vị. Điều này
phù hợp với Giả thuyết H3: Tỉ lệ tiền gửi khách hàng/ tổng tài sản có tác động ngược chiều tới lợi nhuận của NHTM. Điều đó cho thấy rằng khi có quá nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thì khiến áp lực trả nợ của ngân hàng ngày càng cao trong khi nhu cầu tín dụng hiện nay của khách hàng thấp. Khi đó, doanh thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng giảm và chi phí không thay đổi dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm theo. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm lợi nhuận giữa các NHTM là không đáng kể. Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Abugamea, Gaber (2018).
4.7.4 Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát INF có tác động cùng chiều đối với ROE với hệ số hồi quy là 0.0009416. Điều này có nghĩa khi tỷ lệ lạm phát tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ ROE của ngân hàng tăng 0.0009416 đơn vị. Kết quả này phù hợp với giả thiết H6: Tỷ lệ lạm phát có tác
động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM. Nhìn chung, lạm phát không phải lúc nào cũng có hại cho nền kinh tế. Nếu nền kinh tế có thể duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải, có thể nó sẽ có tác dụng mở rộng tín dụng, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Phong (2015), Perry (1992), Molyneux & Thornton (1992).