KIỂM ĐỊNH KHUYẾT TẬT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNVIỆT NAM 10598461-2302-011504.htm (Trang 62)

Để kiểm định hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge, giả thuyết kiểm định như sau:

H0: không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình H1: có sự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Kết quả kiểm định tự tương quan ở phụ lục 2.2 cho thấy hệ số Prob > F là 0.0293

< 0.05, điều đó cho thấy giả thuyết H1 được chấp nhận. Kết quả là mô hình có hiện tượng

tự tương quan giữa các biến.

4.5.2 Kiểm định hiện tương phương sai sai số thay đổi

Để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi giữa các biến trong mô hình Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi ở phụ lục 2.3 cho thấy hệ số Prob > chi2 là 0.000 < 0.05, điều đó cho thấy giả thuyết H1 được chấp nhận. Kết quả là mô hình có hiện tượng phương sai SAI Sô THAY ĐÔI.

4.6KHẮC PHỤC KHUYẾT TẬT MÔ HÌNH

Sau khi kiểm định khuyết tật mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình bình phương khả thi nhỏ nhất (Feasiable Generalized Lease Squares) để khắc phục khuyết tật

Biế

n vọng Dấu kì Kết quả nghiên cứu

LIQ (+) Dấu âm, không có ý nghĩa thống kê SIZ

E (+) Đúng dấu, có ý nghĩa thống kê mức 1% CA

P

(+) Dấu dương, không có ý nghĩa thống kê INF (+) Đúng dấu, có ý nghĩa thống kê mức

10%

DA (-) Đúng dấu, có ý nghĩa thống kê mức 1% GD

P

(+) Đúng dấu, có ý nghĩa thống kê mức 1%

Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp

Kết quả ước lượng FGLS để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan cho thấy các biến GDP, DA, SIZE trong mô hình có ý nghĩa thống kê là 1%, biến INF có mức ý nghĩa 10%. Biến LIQ và CAP không có ý nghĩa thống kê.

Vậy mô hình nghiên cứu có phương trình sau:

ROEit = -0.3312093 + 0.0553007 SIZEit + 0.0009416 INFit - 0.0691309 DAit + 0.004606 GDPit + Eit

Theo phương trình trên, có tất cả 4 biến vi mô và 2 biến vĩ mô, nhưng chỉ có biến

SIZE, DA, INF và GDP đều có tác động đến tỷ lệ sinh lời ROE và có ý nghĩa thống kê, biến LIQ tác động ngược chiều đến ROE và không có ý nghĩa thống kê trong khi biến biến tác động đến chỉ số sinh lời của NHTM, có 3 biến gồm SIZE, INF và GDP là có tác

động cùng chiều đến ROE và biến DA là tác động ngược chiều đến ROE

4.7THẢO LUẬN KẾT QUẢ HỒI QUY4.7.1 Quy mô ngân hàng 4.7.1 Quy mô ngân hàng

Hệ số hồi quy của biến SIZE đối với ROE dương, kết quả này trùng với kỳ vọng dấu mà tác giả đề ra và có ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu. Kết quả này hàm ý rằng khi quy mô ngân hàng tăng 1 đơn vị thì ROE của ngân hàng tăng 0.0553007 đơn vị. Kết quả này phù hợp với giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM. Các NHTM Việt Nam có quy mô lớn và chi nhánh rộng rãi sẽ có một lợi thế trong việc huy động nguồn vốn, phát triển sản phẩm

và dịch vụ, khả năng tiếp cận với khách hàng cao hơn, đặc biệt là khả năng cạnh tranh của ngân hàng có quy mô rộng rãi sẽ mạnh hơn so với các ngân hàng có quy mô nhỏ, do

đó việc gia tăng quy mô ngân hàng sẽ làm gia tăng lợi nhuận. Hiện nay cho thấy tổng tài

sản của các NHTM có xu hướng tăng dần qua các năm, khi muốn phát triển một ngân hàng thì việc tăng trưởng tài sản cũng đóng một vai trò quan trọng trong đó, thực tế đã chứng minh được khi các NHTM lớn đứng đầu trong ngành ngân hàng thì có tốc độ tăng

trưởng tài sản nhanh và mạnh hơn so với các ngân hàng có quy mô nhỏ. Điều này chứng

tỏ được sự phát triển quy mô rõ rệt đối với dịch vụ ngân hàng cũng như sự tiếp cận của ngân hàng đến với khách hàng. Để việc mở rộng mạng lưới và quy mô có hiệu quả tối đa thì các NHTM cần phải có kế hoạch cụ thể trong việc tăng vốn cũng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, từ đó mang lại lợi nhuận cho các NHTM. Kết

quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hashem (2016) và Abugamea, Gaber (2018).

cứu của Mohammad Farooq (2021) cũng đã chứng minh tỷ lệ thanh khoản không phải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM.

4.7.3 Quy mô tiền gửi khách hàng

Tỉ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản DA có tác động ngược chiều tới ROE với hệ số hồi quy là -0.0691309. Điều này có nghĩa khi tỉ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ ROE của ngân hàng giảm 0.0691309 đơn vị. Điều này

phù hợp với Giả thuyết H3: Tỉ lệ tiền gửi khách hàng/ tổng tài sản có tác động ngược chiều tới lợi nhuận của NHTM. Điều đó cho thấy rằng khi có quá nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thì khiến áp lực trả nợ của ngân hàng ngày càng cao trong khi nhu cầu tín dụng hiện nay của khách hàng thấp. Khi đó, doanh thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng giảm và chi phí không thay đổi dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm theo. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm lợi nhuận giữa các NHTM là không đáng kể. Kết quả này phù hợp

với nghiên cứu của Abugamea, Gaber (2018).

4.7.4 Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát INF có tác động cùng chiều đối với ROE với hệ số hồi quy là 0.0009416. Điều này có nghĩa khi tỷ lệ lạm phát tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ ROE của ngân hàng tăng 0.0009416 đơn vị. Kết quả này phù hợp với giả thiết H6: Tỷ lệ lạm phát có tác

động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM. Nhìn chung, lạm phát không phải lúc nào cũng có hại cho nền kinh tế. Nếu nền kinh tế có thể duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải, có thể nó sẽ có tác dụng mở rộng tín dụng, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Thanh

Phong (2015), Perry (1992), Molyneux & Thornton (1992).

NHTM. Điều này cho thấy các điều kiện kinh tế được cải thiện trong nước nói chung thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và tài chính, đồng thời cung cấp các cơ hội tín dụng và đầu tư, cuối cùng mang lại sự khởi sắc trong hoạt động của các tổ chức. Kết quả nhận được đúng với kì vọng của tác giả và có được sự ủng hộ của Mohammad Farooq (2021), Dietrich và Wanzenried (2011).

4.7.6 Mức độ an toàn vốn

Mức độ an toàn vốn CAP có tác động cùng chiều đến ROE với hệ số hồi quy là 0.0055416. Điều này có nghĩa khi mức độ an toàn vốn tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ ROE của ngân hàng tăng 0.0055416 đơn vị. Tuy nhiên, kết quả này không phù hợp với các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10%. Có thể lý giải điều này bằng việc các ngân hàng không

sử dụng tốt nguồn vốn mà mình đang có, gây lãng phí mà không tạo ra lợi nhuận. Bên cạnh đó, một số ngân hàng ý thức được vốn chủ sở hữu không quá cao, họ sẽ tích cực gia tăng hoạt động tín dụng, đẩy mạnh tiếp thị mở rộng quy mô và chăm sóc khách hàng

chu đáo hơn, và chính những điều này mới là yếu tố chính làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả này được sự ủng hộ của A. Alper và A. Anbar (2011).

Tóm tắt chương 4

Từ kết quả nghiên cứu ở chương 4, tác giả sẽ nêu ra các kết luận chính và đưa ra các gợi ý, khuyến nghị dựa trên các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. Bên cạnh đó chương này cũng sẽ trình bày những hạn chế của

Biến Dấu kì vọng Kết quả nghiên cứu

Mức ý nghĩa Hệ số hồi quy

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, GỢI Ý VÀ KHUYÊN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu ở chương 4, tác giả sẽ nêu ra các kết luận chính và đưa ra các gợi ý, khuyến nghị dựa trên các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. Bên cạnh đó chương này cũng sẽ trình bày những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1KẾT LUẬN

Trên cơ sở lý thuyết, các bằng chứng thực nghiệm, mô hình ở chương 2 và phương

pháp nghiên cứu được xây dựng ở chương 3, tiếp tục thực hiện các phương pháp phân tích thông kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy để xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020. Cụ thể, đề tài đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu như sau:

Câu hỏi thứ nhất: Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM

Việt Nam?

Đề tài nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra giả thuyết ban đầu về các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam bao gồm 06 yếu tố: rủi ro thanh khoản, quy mô ngân hàng, mức độ an toàn vốn, tỉ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát. Qua kết quả xác định được các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam gồm 04 yếu tố: quy mô ngân hàng, mức độ an toàn vốn, tỉ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát.

Câu hỏi thứ 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam như thế nào?

Qua quá trình phân tích hồi quy bằng phương pháp ước lượng FGLS (Feasible Generalized Least Square), tác giả tóm tắt mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu

SIZE (+) (+) 1% 0.0553007 CAP (+) (+) Không có ý nghĩa thống kê 0.0055416 INF (+) (+) 10% 0.0009416 DA (-) (-) 1% -0.0691309 GDP (+) (+) 1% 0.004606

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Câu hỏi thứ 3: Hàm ý chính sách nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam là gì?

Để trả lời câu hỏi này, đề tài sẽ đưa ra những gợi ý, khuyến nghị được trình bày tại phần 5.2.

5.2GỢI Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.2.1 Gợi ý cho các NHTM về quy mô ngân hàng

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến lợi

nhuận. Khi NHTM có quy mô lớn sẽ có nhiều cơ hội đa dạng hóa danh mục cho vay nhiều hơn. Điều này giúp gia tăng khả năng tín dụng và đồng thời khiến cho lợi nhuận tăng lên. Hơn nữa, nếu quy mô càng lớn, ngân hàng càng dễ dàng có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn lớn với chi phí thấp, từ đó đa dạng hóa nhu cầu vay của khành hàng. Bên

cạnh đó, một trong những tiêu chí tác động đến lựa chọn của khách hàng đó là mạng lưới

hoạt động, khách hàng sẽ ưu tiện chọn những ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng lớn thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch và thủ tục cho vay, đáp ứng nhanh và hiệu

quả mọi nhu cầu của khách hàng. Do đó, đề tài đưa ra gợi ý để các NHTM tăng hiệu quả

hoạt động thông qua việc mở rộng quy mô ngân hàng như sau: Các NHTM nên mở rộng

mạng lưới hoạt động của mình, mở thêm các phòng giao dịch, các chi nhánh tại những địa điểm phù hợp, giúp ngân hàng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn, bao phủ thị trường mục tiêu của mình, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả mọi nhu cầu của khách hàng.

5.2.2 Gợi ý cho các NHTM về tỷ lệ lạm phát

Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ lạm phát INF có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Trong môi trường kinh tế mà mức lạm phát được duy trì ở mức ổn định sẽ giúp các cá nhân cũng như doanh nghiệp có cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh, từ đó phát sinh nhu cầu vay vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản và thanh toán các khoản nợ, từ đó đem lại lợi nhuận cho các NHTM. Về tổng thể, cơ quan tiền tệ mà cụ thể là NHNN vẫn phải duy trì quan điểm chính sách cẩn trọng, giữ cung tiền và tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp với tốc độ tăng trưởng dự báo của nền kinh tế, bên cạnh đó cần theo dõi chặt chẽ mức độ ổn định ở các ngân hàng hiện vẫn chưa đảm bảm an toàn vốn và vẫn dễ tổn thương do nợ xấu. Các NHTM cần phải luôn ở tư thế sẵn sàng, đặc biệt quan tâm, thường xuyên đánh giá, theo dõi tình hình biến động các chỉ số vĩ mô trong tương lai để chủ động ứng phó với các cú sốc của nền kinh tế.

5.2.3 Gợi ý cho các NHTM về tốc độ tăng trưởng GDP

ngân hàng vẫn cần chủ động đối phó với những thay đổi của kinh tế vĩ mô nhằm bảo toàn tài sản của mình. Vì vậy, đề tài xin đưa ra gợi ý rằng, bên cạnh nhiệm vụ tăng cường năng lực quản lý kinh doanh, các NHTM cần phải luôn ở tư thế sẵn sàng, đặc biệt quan tâm, thường xuyên đánh giá, theo dõi tình hình biến động các chỉ số vĩ mô trong tương lai để chủ động ứng phó với các cú sốc của nền kinh tế. Từ đó, đưa ra chính sách linh hoạt để đạt hiệu quả như mong muốn, đảm bảo quá trình hoạt động vẫn mang lại lợi nhuận cao, bảo toàn được các tài sản có của ngân hàng và dự báo được các khoản trích lập dự phòng phù hợp.

5.2.4 Gợi ý cho các NHTM về tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản sản

Kết quả nghiên cứu cho thấy tiền gửi huy động có tương quan tỉ lệ nghịch đối với

lợi nhuận ngân hàng thương mại. Lợi nhuận giảm khi ngân hàng hoạt động phải trả lãi tiền gửi trong khi nhu cầu tín dụng lại khan hiếm, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như

sau:

Thứ nhất, ngân hàng có thể giảm lãi suất huy động tiền gửi từ khách hàng, cụ thể là kỳ hạn 10-15 năm phù hợp với giai đoạn nghiên cứu, qua đó ngân hàng có tiết kiệm một khoản chi phí lãi phải trả cho khách hàng. Ngân hàng có thể cân đối được dòng tiền huy động và cho vay.

Thứ hai, ngân hàng có thể phát triển các chương trình khuyến mãi hay dịch vụ phù hợp cho khách hàng gửi tiền tại ngân hàng như bảo hiểm, du lịch,.. sẽ góp phần giảm

lãi phải trả tiền gửi cho khách hành cũng như làm hài lòng khách hàng hơn.

5.3HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Mặc dù đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đề ra cộng thêm thời gian có hạn, tác giả vẫn không thể tránh khỏi một số hạn chế như sau:

Thứ hai, thời gian nghiên cứu và thu thập dữ liệu ngắn, chỉ mới nghiên cứu trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính Mỹ, chưa xem xét tới giai đoạn trước đó.

Thứ ba, chỉ mới xem xét tới biến ROE, đại diện cho biến tỷ lệ lợi nhuận, mà chưa

xem xét tới các biến khác như ROA, NIM, ROI, ROCE,...

Thứ tư, bên cạnh một số kiểm định đã được thực hiện thì bài nghiên cứu này chưa

kiểm định hết các giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng (bao gồm hiện

tượng nội sinh) để xem xét ROE có tác động đến biến hay không hoặc lợi nhuận kỳ trước

có tác động đến kỳ sau hay không.

Thứ năm, bên cạnh các yếu tố vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM mà nghiên cứu đã đề cập bao gồm quy mô ngân hàng, tỉ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng

tài sản, mức độ an toàn vốn, tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng, lạm phát, trên thực tế

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNVIỆT NAM 10598461-2302-011504.htm (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w