Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Một phần của tài liệu 81 đề đọc hiểu văn 9 (Trang 128 - 130)

- Khơi gợi trong trái tim độc giả tình yêu mái trường, yêu bạn bè, thầy cô, biết trân trọng những khoảnh khắc đáng quý của “giấc mơ tuổi học trò”

1Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

2

Đoạn văn thể hiện nội dung gì?

Đoạn văn thể hiện nội dung: Bộc lộ những cảm nghĩ mới mẻ mà văn chương đem đến cho người viết.

(Cách diễn đạt khác có thể chấp nhận: bộc lộ tình yêu văn chương của người viết; bộc lộ những nhận thức đầu đời của người viết về văn chương; người viết bộc lộ cảm nhận về sự kì diệu của văn chương;…).

3

Chỉ rõ ít nhất 02 phép tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn.

Chỉ rõ được ít nhất 02 phép tu từ trong số các biện pháp sau: - Liệt kê: bao dung, thương cảm, xót xa, đầy tiếc nuối…

- Điệp ngữ: như thế nào, như thế nào,…; văn chương, văn chương,… - So sánh: lúa (như) người, văn chương (cũng có lời giải như) toán học. - Nhân hóa: “lúa níu anh trật dép”.

4

Theo em, vì sao tác giả viết “Thì ra văn chương cũng có lời giải như toán học”?

Hướng giải thích đúng: Viết “Thì ra văn chương cũng có lời giải như

toán học” bởi vì tác giả đã nhận ra được nhiều điều đúng đắn, thú vị từ

văn chương, không kém thú vị so với toán học.

ĐỀ SỐ 75:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Lối sống tối giản là lối sống cắt giảm đồ dùng trong nhà đến mức tối đa, chỉ giữ

lại những vật dụng cần thiết nhất. Lợi ích của lối sống này không đơn thuần chỉ là lợi ích bên ngoài như không gian thoáng đãng, dọn dẹp dễ dàng… Mà nó còn mang lại lợi ích cho chúng ta. Tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình về cách sống, về quan niệm hạnh phúc mà bất cứ ai cũng mong muốn […]

Bản thân tôi từng nghĩ tích lũy cành nhiều đồ đạt là càng thể hiện được giá trị của bản thân, là càng hạnh phúc. Tôi từng là kiểu người rất thích các đồ dùng và chẳng vứt bỏ cái gì được. Không những thế lúc đó tôi còn muốn sắm thêm nhiều đồ đạc trong nhà.

[…]

(Trích Lối sống tối giản của người Nhật, Sasaki Fumio)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì?

Câu 2. Phần in đậm trong đoạn trích sử dụng phép liên kết hình thức nào là chủ yếu? Câu 3. Lợi ích của lối sống tối giản đối với mỗi người?

Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Nhà cửa xe hơi không còn là thước đo của giới trẻ ngày

nay. Ngày càng nhiều giới trẻ trên thế giới không muốn tiết kiệm tiền để sở hữu những tài sản có giá trị này. Em có đồng ý hay không đồng ý với ý kiến này? Vì sao?

GỢI Ý:

1 Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì? Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

2

Phần in đậm trong đoạn trích sử dụng phép liên kết hình thức nào là chủ yếu?

Liên kết hình thức: phép lặp

3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi ích của lối sống tối giản đối với mỗi người?

Học sinh đưa ra một lí do về lợi ích của lối sống tối giản đối với mỗi người: - Không lãng phí vật chất

- Thanh thản về tinh thần …

4 Có ý kiến cho rằng: Nhà cửa xe hơi không còn là thước đo của giới trẻ ngày

nay. Ngày càng nhiều giới trẻ trên thế giới không muốn tiết kiệm tiền để sở hữu những tài sản có giá trị này. Em có đồng ý hay không đồng ý với ý kiến

này? Vì sao?

Học sinh đưa ra ý kiến của mình và nêu một lí do bảo vệ ý kiến đó. Sau đây là những gợi ý:

- Đồng tình: Sống phải biết dừng lại ở mức đủ, cân bằng giữa cuộc sống vật chất và tinh thần ,…

- Không đồng tình: Cuộc sống là phải vươn đến đỉnh cao, giá trị vật chất cũng là một thước đo sự thành công của con người, vì thế con người làm việc cố sức để đạt đến mục tiêu đó…

- Vừa đồng tình vừa không đồng tình: Cuộc sống là phải hưởng thụ, bởi vật chất đem lại cho con người rất nhiều tiện ích, là động lực để kích thích sự phát triển cuộc sống. Thế nhưng không thể đốt hết sức lực, thời gian chỉ vì cung phụng

cho nhu cầu vật chất.

ĐỀ SỐ 76: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

(Trích bài Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ )

1 - Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ 2 - Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản. 3 - Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt. GỢI

Ý: 1 1

Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ

- Thể thơ tự do. (HS nêu thể thơ 8 chữ vẫn cho điểm) - Phương thức biểu đạt : Biểu cảm (trữ tình)

Một phần của tài liệu 81 đề đọc hiểu văn 9 (Trang 128 - 130)