- Mối quan hệ thầy trò là mối quan hệ đẹp đẽ, tôn trọng nhau: “Nhất tự vi sư/ Bán tự vi sư”. Tôn trọng người dạy là một đạo lí bất biến trong xã hội Việt Nam. Người thầy luôn là người được cả xã hội tôn kính, kính trọng.
- Thực trạng mối quan hệ giữa thầy và học sinh trong xã hội hiện đại: + Mối quan hệ giữa thầy và trò đã có sự cởi mở, gần gũi hơn.
+ Bên cạnh đó, mối quan hệ giữ người thầy và học sinh cũng có nhiều vấn đề đáng lo ngại:
Học sinh có thái độ vô lễ, có hành động bạo lực với thầy cô giáo. Mối quan hệ thân thiết thái quá đã dẫn đến sự suồng sã, mất đi tính mô phạm vốn có. Người thầy cũng có những hành động không đẹp, đáng lên án, hành hung học sinh, ….
(Học sinh lấy dẫn chứng cho từng trường hợp)
=> Đây quả thực là thực trạng đáng buồn và đáng lo ngại của nền giáo dục nước ta.
- Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn trên: + Nền kinh tế thị trường.
+ Sự sa sút trong đạo đức, lối sống. + Phụ huynh nuông chiều con cái.
- Để mối quan hệ giữa người thầy và học trò trở nên tốt đẹp hơn thì bản thân người thầy phải làm hết trách nhiệm của mình, thực hiện đúng bổn thận, giữ đúng tôn ti trật tự. Bản thân người học cần tôn trọng, biết ơn những người dạy
mình, có thái độ ứng xử đúng đắn. Phụ huynh cần phối hợp với nhà trường để giáo dục các em toàn diện.
- Liên hệ bản thân.
ĐỀ SỐ 24: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: SỨC MẠNH CỦA MỘT BỨC THƯ CẢM ƠN
Giáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà ba mươi năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy, rằng:
Willie yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn tam mươi tư tuổi như ta, sống đơn độc trong căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ, em sẽ bất ngờ, Willie ạ, khi biết rằng ra đã dạy học năm mươi năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cám ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận”.
( http://songtrongtinhyeu.blogsport.com ) a. Xác định thành phần tình thái trong câu văn sau: Có lẽ, em sẽ bất ngờ, Willie ạ, khi
biết rằng ra đã dạy học năm mươi năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cám ơn đầu tiên ta nhận được.
b.Lí do nào khiến giáo sư William L.Stidger viết thư cảm ơn cô giáo cũ.
c. Vì sao bức thư cảm ơn của giáo sư William L.Stidger vô cùng ý nghĩa với cô giáo cũ của ông.
d.Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất từ văn bản trên
e.Từ văn bản ở câu 1, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 – 200 chữ) về chủ đề lời cảm ơn.
GỢI Ý:
1
Xác định thành phần tình thái trong câu văn sau: Có lẽ, em sẽ bất ngờ,
Willie ạ, khi biết rằng ra đã dạy học năm mươi năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cám ơn đầu tiên ta nhận được.
- Thành phần biệt lập: Có lẽ (thành phần tình thái)
2
Lí do nào khiến giáo sư William L.Stidger viết thư cảm ơn cô giáo cũ.
- Ông viết thư cảm ơn vì: ba mươi năm trước cô giáo cũ đã có sự động viên lớn lao, ý nghĩa đối với giáo sư.
3
Vì sao bức thư cảm ơn của giáo sư William L.Stidger vô cùng ý nghĩa với cô giáo cũ của ông.
Bức thư cảm ơn của giáo sư vô cùng ý nghĩa với cô giáo của ông vì: Đó là bức thư cảm ơn đầu tiên cô nhận được trong thời gian 50 năm dạy học. Bức thư ấy sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của cô bằng niềm vui mà trước nay cô chưa một lần cảm nhận được.
4
Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất từ văn bản trên
- Học sinh có thể có các bài học tâm đắc khác nhau rút ra từ câu chuyện. - Bài học tâm đắc nhất từ văn bản: Bài học về lòng biết ơn.