Tìm một câu có lời dẫn trực tiếp và chuyển thành câu có lời dẫn gián tiếp

Một phần của tài liệu 81 đề đọc hiểu văn 9 (Trang 48 - 50)

b.Tìm một câu có lời dẫn trực tiếp và chuyển thành câu có lời dẫn gián tiếp.

Câu 3: Em hãy sáng tạo lời giải thích của nhà hiền triết để hoàn chỉnh văn bản trên. GỢI Ý:

1

Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản.

- Đoạn văn bản trên thuộc thể loại truyện ngắn - Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

2

Trong văn bản trên, em hãy:

a. Tìm một câu có lời dẫn gián tiếp và chuyển thành câu có lời dẫn trựctiếp. tiếp.

b. Tìm một câu có lời dẫn trực tiếp và chuyển thành câu có lời dẫn giántiếp tiếp

a. Câu có lời dẫn gián tiếp: Có một nhà hiền triết đi ngang qua thấy vậy, nói

với ban giám khảo là ông sẽ giúp đỡ họ.

-> Chuyển thành câu có lời dẫn trực tiếp: Có nhà hiền triết đi ngang qua thấy vậy, bèn nói với ban giám khảo:

- Tôi sẽ giúp các vị tìm ra người chiến thắng.

b. Câu có lời dẫn trực tiếp: - Chắc ngài cũng thấy bức tranh của mình có

khiếm khuyết? – nhà hiền triết hỏi:

-> Chuyển thành câu có lời dẫn gián tiếp: Nhà hiền triết quay sang hỏi người họa sĩ thứ hai xem có thấy khuyết điểm nào không.

3

Em hãy sáng tạo lời giải thích của nhà hiền triết để hoàn chỉnh văn bản trên.

- Học sinh có thể tự sáng tạo ra câu trả lời của nhà hiền triết.

- Trong câu trả lời của học sinh phải nêu được ý: người thấy mình không có khuyết điểm là người không làm gì, tự mãn với những gì mình có. Chỉ có những người nhận ra khuyết điểm của mình, biết sửa chữa nó mới là những người thành công, tài năng thật sự.

- Ví dụ: Chỉ có hai loại người không có khuyết điểm, đó là những người chưa sinh ra và những người đã chết. Người không có khuyết điểm là người không làm được gì.

ĐỀ SỐ 27:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

HÓA ĐƠN

Peter là con trai của một chủ cửa hàng bách hóa nhỏ đầu phố. Cậu thường đến cửa hàng của mẹ để chơi, mỗi ngày cửa hàng có không ít những hóa đơn trả tiền hoặc thu tiền cần thanh toán hoặc chuyển đến khách hàng, Peter thường được mẹ giao nhiệm vụ đem những hóa đơn đó đến bưu điện gửi. Dần dà những việc này khiến cậu cũng cảm thấy dường như mình cũng đã trở thành một nhà kinh doanh nhỏ. Ngày kia Peter nghĩ: mình cũng viết hóa đơn gửi cho mẹ, trong đó viết rõ những khoản mà mẹ phải trả cho mình về những gì mà mình đã giúp mẹ mỗi ngày, sáng hôm sau mẹ cậu nhận được hóa đơn đó ghi rõ:

“Mẹ cần thanh toán cho con trai Peter của mẹ những khoản sau:

Vận chuyển đồ dùng về nhà: 2 đồng Đem thư đến bưu điện gửi: 1 đồng

Giúp người lớn dọn dẹp vườn hoa: 2 đồng

Cả tuần lễ con đều ngoan ngoãn vâng lời: 1 đồng Tổng cộng: 6 đồng”

Mẹ Peter không nói gì cả, Đến bữa tối, Peter phát hiện dưới khay ăn của mình 6 đồng tiền công. Cậu rất vui, khi cậu vừa định bỏ tiền vào túi cậu thấy kèm theo là một hóa đơn thu tiền khác, mà người nhận là cậu, cậu rất ngạc nhiên:

Peter cần thanh toán cho mẹ những khoản sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sống 10 năm trong ngôi nhà hạnh phúc của mẹ: 0 đồng

Khoản chi phí cho việc sinh hoạt, ăn uống, học hành trong 10 năm: 0 đồng Khoản tiền mẹ chăm sóc Peter mỗi khi đau bệnh: 0 đồng

Từ đó đến nay Peter luôn có một người mẹ yêu thương chăm sóc: 0 đồng Tổng cộng: 0 đồng

Peter đọc đi đọc lại tờ hóa đơn, cậu hối hận đến đỏ cả mặt. Lát sau, cậu đến bên mẹ và rúc vào lòng mẹ, nhẹ nhàng bỏ 6 đồng tiền vào túi mẹ.

(Trích Tuyển tập các câu chuyện Giáo dục nhân cách, NXB Văn hóa – Thông tin, 2011) a.Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào (Thuyết minh, tự sự, nghị luận)

b.Chỉ ra hai phép liên kết và các phương tiện liên kết được dùng trong đoạn sau: Peter

là con trai của một chủ cửa hàng bách hóa nhỏ đầu phố. Cậu thường đến cửa hàng của mẹ để chơi, mỗi ngày cửa hàng có không ít những hóa đơn trả tiền hoặc thu tiền cần thanh toán hoặc chuyển đến khách hàng, Peter thường được mẹ giao nhiệm vụ đem những hóa đơn đó đến bưu điện gửi. Dần dà những việc này khiến cậu cũng cảm thấy dường như mình cũng đã trở thành một nhà kinh doanh nhỏ. c. Vì sao

Peter trả tiền cho mẹ?

d. Bài học rút ra từ câu chuyện trên.

GỢI Ý:

Một phần của tài liệu 81 đề đọc hiểu văn 9 (Trang 48 - 50)