Từ văn bản đọc hiểu trên, em sẽ làm gì để tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ của dịch virus Corona (COVID – 19) hiện nay?

Một phần của tài liệu 81 đề đọc hiểu văn 9 (Trang 103 - 108)

- Khơi gợi trong trái tim độc giả tình yêu mái trường, yêu bạn bè, thầy cô, biết trân trọng những khoảnh khắc đáng quý của “giấc mơ tuổi học trò”

4Từ văn bản đọc hiểu trên, em sẽ làm gì để tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ của dịch virus Corona (COVID – 19) hiện nay?

cộng đồng trước nguy cơ của dịch virus Corona (COVID – 19) hiện nay? (Hãy viết thành đoạn văn ngắn khoảng 7-10 dòng)

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh; khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc.

– Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.

– Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây.); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.

– Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi

– Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rủa tay với xà phòng…

–Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.Lối sống vui vẻ, lạc quan.

ĐỀ SỐ 59: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 Mỗi

người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ... Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực. [..] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hôtê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”. Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn. (Quà tặng cuộc sống - Thu Quỳnh và Hạnh Nguyên dịch, NXB Tổng hợp thành phố

Hồ Chí Minh, 2016, tr.56 - 57)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu sau: Tôi vẫn tin vào

những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Câu

3. Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích An-đéc-xen và

ước mơ của tỷ phú Bill Gates trong đoạn trích có tác dụng gì?

Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến sau không? Vì sao?

Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ.

GỢI Ý:

1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

- Phương thức biểu đạt chính là nghị luận

2

Tìm và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu sau: Tôi vẫn

tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp.

-Thành phần biệt lập tình thái: "nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được

đền đáp."

3

Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích Anđéc-xen và ước mơ của tỷ phú Bill Gates trong đoạn trích có tác dụng gì?

- Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích An- đécxen: "ước mơ có một mái nhà trong đêm đông giá buốt" nhằm liên tưởng tới những ước mơ nhỏ bé trong cuộc sống nhưng lại không hề thành hiện thực. - Và ước mơ của tỷ phú Bill Gates: "làm thay đổi cả thế giới" thể hiện những ước mơ lớn lao và bằng những nỗ lực của ông, một phần nào đó Bill Gates đã thay đổi được thế giới.

4

Em có đồng tình với ý kiến sau không? Vì sao?

Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng ý. Vì nếu bạn chỉ ước mơ mà không hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ đó thì ước mơ mãi chỉ là ước mơ mà thôi.

ĐỀ SỐ 60: Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau:

… “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình

thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”…

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn năm 2012)

Câu 1 : Xác định câu chủ đề của đoạn văn?

Câu 2 : Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để

bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào?

Câu 3 : Sử dụng cấu trúc “Nếu …thì” trong những câu văn “Nếu tất cả đều là doanh

nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” có tác dụng gì?

Câu 4 : Theo em, tại sao “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng

điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày”? Để vươn lên từng ngày em

cần làm gì?

GỢI Ý: 1 1

Xác định câu chủ đề của đoạn văn?

Câu chủ đề: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng

được ghi nhận.”

2

Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào?

- Các câu “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu rút gọn.

3

Sử dụng cấu trúc “Nếu …thì” trong những câu văn “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” có tác dụng gì? Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý; giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời:

Việc sử dụng cấu trúc nhằm nhấn mạnh các ý sau:

- Xã hội phân công nhiệm vụ rất rõ ràng người lao động trí óc – người lao động chân tay;

- Bất cứ một công việc nào, con người nào cũng đều có những vai trò nhất định để góp phần giúp ích cho cuộc sống và xây dựng xã hội; - Thái độ trân trọng nghề nghiệp, trân trọng con người.

4

Theo em, tại sao “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng

điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày”? Để vươn lên từng

ngày em cần làm gì?

- Chúng ta cần vươn lên từng ngày vì: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cuộc sống luôn vận động và phát triển đòi hỏi con người phải có ý thức sống tích cực;

+ Vươn lên trong cuộc sống để khẳng định giá trị sống của bản thân, hoàn thành vai trò trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

- Để vươn lên từng ngày cần phải:

+ Có ý thức sống: Tôn trọng bản thân và xã hội;

+ Tích cực học tập, có tinh thần học hỏi, trau dồi các chuẩn mực đạo đức, kỹ năng sống;

+ Có nghị lực, bản lĩnh vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống; + Có ước mơ, mục tiêu sống tốt đẹp.

ĐỀ SỐ 61:

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông :

- Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười :

- Cháu ơi, cẳm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra : cả tôi nữa , tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập 1,trang 22 NXB Giáo dục, 2013)

Một phần của tài liệu 81 đề đọc hiểu văn 9 (Trang 103 - 108)