GIỚI THIỆU MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁCDOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598379-1960-003855.htm (Trang 41)

3.1.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu

Theo cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 2, các bài nghiên cứu trước đã thực hiện việc kiểm định các biến bằng nhiều mô hình kinh tế lượng khác nhau bao gồm mô hình Tobit, mô hình hồi quy với dữ liệu bảng cân bằng cùng với các các ước lượng tác động Pooled OLS, Fixed Effect, Random Effect,... Để phù hợp cho việc kiểm định, trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng cân bằng. Việc quyết định lựa chọn mô hình là vì một số đề tài liên quan đến các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp của nhiều nhóm tác giả nước ngoài như Zeitun và Tian (2007), Gill và cộng sự (2011), Abor (2005), Ahmad và cộng sự (2012), Khan (2012) và đối với các nghiên cứu trong nước như Đặng Phương Mai (2016) và Bùi Đan Thanh (2016) cũng thực hiện mô hình kiểm định này. Ngoài ra, theo Phạm Thị Tuyết Trinh (2016), mô hình hồi quy dữ liệu bảng có những ưu điểm sau:

Một là, dữ liệu bảng cho phép giải thích sự khác biệt hay sự không đồng nhất của các đơn vị chéo. Các đơn vị chéo khác nhau thường không đồng nhất với nhau. Phân tích dữ liệu bảng có thể tính đến đặc trưng của từng đơn vị chéo.

Hai là, do kết hợp của yếu tố thời gian và đơn vị chéo, dữ liệu bảng có số lượng quan sát lớn hơn, cung cấp nhiều thông tin hơn. Ngoài ra việc kết hợp dữ liệu theo cách này còn làm giảm bớt hiện tượng đa cộng tuyến thường gặp trong các mô hình dữ liệu chuỗi thời gian nhiều biến giải thích.

Ba là, sử dụng dữ liệu bảng có thể nghiên cứu những vấn đề rộng hơn, và giải quyết được những vấn đề phức tạp hơn. Do là sự kết hợp của dữ liệu chuỗi thời

26

gian và dữ liệu chéo, dữ liệu bảng cho phép vừa phân tích đuợc tính động theo thời gian, vừa phân tích đuợc sự khác nhau giữa các đơn vị chéo nhờ thành phần chéo trong dữ liệu.

Bốn là, các mô hình dữ liệu bảng cho phép xây dựng và kiểm định những mô hình hành vi phức tạp hơn so với dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy.

Năm là, những thiên lệch do tổng hợp số liệu về các công ty hoặc các cá nhân sẽ giảm đi hoặc triệt tiêu trong dữ liệu bảng. Do đó dữ liệu bảng sẽ tạo ra những biến chính xác hơn so với số liệu thu thập và đo luờng ở giác độ vĩ mô.

3.1.2. Thiết kế mô hình nghiên cứu

Mô hình của bài nghiên cứu đuợc dựa chủ yếu theo bài nghiên cứu của Ahmad (2011). Trong nghiên cứu của tác giả, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA đuợc chọn làm biến phụ thuộc đại diện cho tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Tác giả còn sử dụng các biến độc lập bao gồm các biến nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA), nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng truởng doanh thu (SGROWTH). Dữ liệu đuợc tác giả thu thập và kiểm định theo mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Vì vậy, bên cạnh việc kế thừa từ nghiên cứu trên, trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ thực hiện kiểm định mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng cân bằng với nhiều biến vi mô và vĩ mô hơn đồng thời thực hiện việc lựa chọn giữa các mô hình Pooled OLS, REM, FEM để tăng tính chính xác cho mô hình.

Bên cạnh các biến vi mô đã đuợc đề cập, theo các nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2012), Đặng Phuơng Mai (2016), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018), có thể hiện rằng tính thanh khoản (LQ) là một trong những biến có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhận thấy tỷ lệ thanh khoản đuợc chọn làm biến giải thích tác động đến tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp trong nhiều nghiên cứu, tác giả quyết định thêm biến thanh khoản để nâng cao tính chính xác cho mô hình.

Về biến vĩ mô, tác giả đã tìm thấy mối tuơng quan giữa biến lạm phát (INF) đến lợi nhuận của các doanh nghiệp qua các nghiên cứu thực nghiệm truớc đây về

27

suất sinh lời của các ngân hàng thương mại như nghiên cứu của Duraj và Moci (2015), Ugwuanyu (2014).

Tóm lại, dựa trên cơ sở lý thuyết tác giả đã trình bày cùng với sự lựa chọn mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng và thiết kế các biến như trên, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:

ROAit = a+ β 1s DAit + β2LD Ait + β3LQit+ β4SGR0WTHit+ βζSIZEit

+ PeINFt + μt

Trong đó:

a: là hệ số chặn

β1,..., β8: các hệ số hồi qui của biến độc lập Biến phụ thuộc:

ROA: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, đại diện cho tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Biến độc lập

SDA: tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản LDA: tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản

LQ: tỷ lệ khả năng thanh toán, đại diện cho tính thanh khoản của doanh nghiệp

SGROWTH: tốc độ tăng trưởng doanh thu SALE: quy mô doanh nghiệp

INF: tỷ lệ lạm phát

3.2. GIẢI THÍCH CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH VÀ KÌ VỌNG DẤU VỀCÁC BIẾN CÁC BIẾN

3.2.1. Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc được lựa chọn là ROA. Theo như chương 2, ROA được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản.

Trong ba chỉ tiêu đại diện khả năng sinh lời như chương 2 đã nêu thì trong thực tế, khi làm các nghiên cứu thực nghiệm, rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm

28

đã sử dụng ROA như Gleason và cộng sự (2000), Ebaid (2009), Ahmad và cộng sự (2012), Tian và Zeitun (2007) làm chỉ tiêu đo lường tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

3.2.2. Biến độc lập

Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA)

Nợ ngắn hạn là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản được đo lường bằng công thức:

Nợ ngắn hạn

SDA = 'Z. '∖ '

Tong tầi sấn

Tỷ lệ này cho thấy mức độ sử dụng nợ ngắn hạn chiếm bao nhiêu % trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Nợ ngắn hạn là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng nếu tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản cao thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ vốn ngắn hạn, đồng thời, cũng thể hiện nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp cao, làm ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

Theo các nghiên cứu của Abor (2005), Gill (2011), Gleason (2000), Berger (2006), Bùi Đan Thanh (2016) thì tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Theo lập luận của các nghiên cứu này thì sử dụng nợ ngắn hạn ít tốn chi phí hơn nên lợi nhuận của doanh nghiệp được gia tăng. Ngược lại, các nghiên cứu của Tian và Zeitun (2007), Ahmad (2012), Khan (2012), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018) cho rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có mối quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản cao thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ vốn ngắn hạn, đồng thời, cũng thể hiện nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp cao, làm ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

Mặc dù vay nợ ở tỷ lệ ngắn hạn hợp lý có thể kích thích tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp (lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu) nhưng đối với đặc thù doanh nghiệp ngành xây dựng, nợ ngắn hạn (nguyên vật liệu xây dựng, chi phí vận

29

chuyển....) là rất lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nên điều này làm giảm tính hiệu quả và đòn bẩy của nợ, làm cho nợ trở thành gánh nặng và giảm hiệu suất lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng. Vì vậy, đối với phạm vi nghiên cứu các doanh nghiệp ngành xây dựng, tác giả kỳ vọng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản sẽ có tác động nguợc chiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA)

Trong mối tuơng quan giữa nguồn vốn nợ dài hạn và lợi nhuận của doanh nghiệp thì tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản đuợc tính theo công thức:

Nợ dài hạn

LDA = " '

Tong tài sản

Nghiên cứu của Gleason (2000), Gill (2011), Trần Hùng Sơn (2008) cho kết quả nợ vay dài hạn cung cấp cho các doanh nghiệp nguồn vốn ổn định, ít chịu biến động về lãi suất nên tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các doanh nghiệp, hay khi tăng nợ vay dài hạn sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nghiên cứu của Abor (2005), Tian và Zeitun (2007), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018) cho kết quả nguợc lại là tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản có tác động nguợc chiều với tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp. Do chi phí nợ dài hạn thuờng rất cao nên việc gia tăng nợ dài hạn có liên quan đến việc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đặc thù của các doanh nghiệp ngành xây dựng là chu kỳ kinh doanh kéo dài và chiếm dụng vốn lớn nên nợ dài hạn đáp ứng đuợc nhu vốn có tính chất dài hạn và ổn định. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp ngành xây dựng sử dụng quá nhiều nợ vay dài hạn trong cấu trúc vốn, sẽ gây những ảnh huởng tiêu cực tới hiệu quả tài chính, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do tăng chi phí từ lãi vay. Bên cạnh đó, ngành xây dựng chịu nhiều chi phối từ nền kinh tế, cụ thể là hiệu quả hoạt động của ngành xây dựng rất nhạy cảm với các biến động trong nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của ngành cũng chịu tác động trực tiếp từ các chỉ tiêu kinh tế nhu tốc độ tăng truởng, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,. Khi nền kinh tế có những chuyển biến xấu, đầu tu cũng bị thu hẹp, các doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc vay vốn bên

30

ngoài. Vì vậy, đối với phạm vi nghiên cứu các doanh nghiệp ngành xây dựng, tác giả kỳ vọng tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản có tác dụng ngược chiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tỷ lệ thanh khoản (LQ)

Tính thanh khoản được tính bằng tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn của doanh nghiệp theo công thức sau:

Tài sản ngắn hạn LQ Nợ ngắn hạn

Các nghiên cứu của Githaiga và Kabiru (2015), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018), Đặng Phương Mai (2016) cho kết quả tính thanh khoản có quan hệ đồng biến với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các doanh nghiệp. Cụ thể, tỷ lệ thanh khoản thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện đang có tại doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, cho nên nếu tỉ số càng cao thì mức độ thanh khoản của doanh nghiệp sẽ càng được đảm bảo, khi đó nguồn lợi doanh nghiệp thu được tăng lên. Tuy nhiên, nghiên cứu của Githaiga và Kabiru (2015) cho rằng tính thanh khoản có quan hệ nghịch biến với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các doanh nghiệp. Githaiga và Kabiru (2015) lập luận rằng các doanh nghiệp cần phải tốn thêm một khoản chi phí để duy trì khả năng thanh khoản ở mức độ ổn định. Nếu quản lí không hiệu quả khoản chi phí này sẽ làm lợi nhuận doanh nghiệp giảm.

Do nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng phụ thuộc vào từng giai đoạn thi công nên vốn ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn nhằm kịp thời đáp ứng các nhu cầu phát sinh trong ngắn hạn. Việc vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn vay của doanh nghiệp đã làm hạn chế khả năng đầu tư dài hạn của doanh nghiệp đồng thời nếu việc kiểm soát không tốt dễ dẫn đến rủi ro như mất khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu các doanh nghiệp ngành xây dựng, tỷ lệ thanh khoản được tác giả kỳ vọng tác động ngược chiều đến lợi nhuận doanh nghiệp.

31

Tốc độ tăng trưởng doanh thu (SGROWTH)

Để do lường khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp, nghiên cứu sử dụng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

__________ Doanh thur — Doanh thut Λ

SGROWTH =---' , ---— * 100%

Doann tnĩẨ,Ị-_ỵ

Doanh thu là nhân tố quan trọng thể hiện thu nhập doanh nghiệp nhận được qua hoạt động kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng doanh thu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Tian và Zeitun (2007), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013) thì tốc độ tăng trưởng doanh thu cao cho thấy doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển mạnh, thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường hoặc lĩnh vực mới. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Gill (2011), Ahmad (2012), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) lại cho rằng yếu tốc tăng trưởng doanh thu không có tác động đáng kể đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng, do đặc thù sản phẩm của ngành xây dựng có giá trị lớn nên doanh thu thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính thường rất cao. Cũng như các ngành kinh doanh khác, doanh thu phản ánh khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành xây dựng. Nếu doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt, cho thấy kết quả kinh doanh khả quan, thu hút nhiều nhà đầu tư và khách hàng, góp phần vào sự gia tăng hiệu quả hoạt động và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu các doanh nghiệp ngành xây dựng, tác giả kỳ vọng tốc độ tăng trưởng doanh thu có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận doanh nghiệp.

Quy mô doanh nghiệp (SIZE)

Quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng cần được xem xét khi phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp, được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản.

hiệu

Tên biến Cách tính Dấu Các nghiên cứu trước

Biến phụ thuộc: đo lường tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp

32

Logarit tự nhiên của tổng tài sản sẽ được tác giả sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa qui mô và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhìn chung, khi gia tăng quy mô tài sản, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng theo, doanh nghiệp có cơ hội cao trong việc tiếp cận các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Cùng quan điểm đó, các nghiên cứu của Abor (2005), Gleason (2000), Ahmad (2012), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) kết luận rằng quy mô doanh nghiệp có tác động đồng biến đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác, theo Bùi Đan Thanh (2016), Đặng Phương Mai (2016) khi gia tăng quy mô tài sản, các doanh nghiệp thường đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng và cũng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng điều này cũng có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đối với đặc thù của các doanh nghiệp ngành xây dựng, khi tăng quy mô doanh nghiệp sẽ góp phần giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút được nhiều nhà đầu tư và tạo được lòng tin với khách hàng. Bên cạnh đó, khi gia tăng quy mô doanh nghiệp sẽ góp phần giúp mở rộng thêm thị trường kinh doanh cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường nhận được nhiều ưu đãi trong các hoạt động tín dụng về điều kiện tín dụng, quy mô nguồn vốn vay, chi phí lãi vay. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu các doanh nghiệp ngành xây dựng, tác giả kỳ vọng rằng quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến lợi nhuận doanh nghiệp.

Tỷ lệ lạm phát (INF)

Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI để đo lường tỷ lệ lạm phát.

Pt- pt-1

Tỷ lệ lạm phất = ——---* 100%

Pt-I

Trong đó:

Pt là mức giá cả trung bình ở kỳ hiện tại

Pt _ 1 là mức giá cả trong bình ở kỳ trước

Nhìn chung, nếu để lạm phát tăng quá cao, nó sẽ để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nền kinh tế và trong trường hợp này chính phủ sẽ yêu cầu các ngân hàng

33

phải thắt chặt tín dụng với mục tiêu kiềm chế lạm phát. Các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Tuy nhiên, lạm phát không phải lúc nào cũng có hại cho nền kinh tế. Nếu nền kinh tế có thể duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁCDOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598379-1960-003855.htm (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w