Mô hình của bài nghiên cứu đuợc dựa chủ yếu theo bài nghiên cứu của Ahmad (2011). Trong nghiên cứu của tác giả, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA đuợc chọn làm biến phụ thuộc đại diện cho tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Tác giả còn sử dụng các biến độc lập bao gồm các biến nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA), nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng truởng doanh thu (SGROWTH). Dữ liệu đuợc tác giả thu thập và kiểm định theo mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Vì vậy, bên cạnh việc kế thừa từ nghiên cứu trên, trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ thực hiện kiểm định mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng cân bằng với nhiều biến vi mô và vĩ mô hơn đồng thời thực hiện việc lựa chọn giữa các mô hình Pooled OLS, REM, FEM để tăng tính chính xác cho mô hình.
Bên cạnh các biến vi mô đã đuợc đề cập, theo các nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2012), Đặng Phuơng Mai (2016), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018), có thể hiện rằng tính thanh khoản (LQ) là một trong những biến có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhận thấy tỷ lệ thanh khoản đuợc chọn làm biến giải thích tác động đến tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp trong nhiều nghiên cứu, tác giả quyết định thêm biến thanh khoản để nâng cao tính chính xác cho mô hình.
Về biến vĩ mô, tác giả đã tìm thấy mối tuơng quan giữa biến lạm phát (INF) đến lợi nhuận của các doanh nghiệp qua các nghiên cứu thực nghiệm truớc đây về
27
suất sinh lời của các ngân hàng thương mại như nghiên cứu của Duraj và Moci (2015), Ugwuanyu (2014).
Tóm lại, dựa trên cơ sở lý thuyết tác giả đã trình bày cùng với sự lựa chọn