CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3. 1.1 Nội dung chương trình mơn học GDTC ở trường THPT Ngũ Hành Sơn
Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu trong nội dung chương trình của các trường THPT. Công tác GDTC trong nhà trường khơng những góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng và nâng cao sức khoẻ mà còn là nhân tố tác động trực tiếp đến các mặt giáo dục như: Đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, lao động. Đồng thời GDTC cịn góp phần làm phong phú đời sống văn hoá - tinh thần và khả năng phục vụ đắc lực cho xã hội trong tương lai.
Để nắm vững và hiểu rõ về hoạt động giáo dục thể chất và quá trình tổ chức công tác GDTC cũng như công tác giảng dạy môn GDTC ở trường THPT Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau:
- Nội dung chương trình giảng dạy môn GDTC trong trường THPT Ngũ Hành Sơn năm học 2011 - 2012.
- Thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên GDTC trong trường.
- Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy phục vụ môn học GDTC của trường THPT Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng.
- Thực trạng nhu cầu và sự ham thích học các mơn TT của học sinh. - Hoạt động phong trào TDTT của trường THPT Ngũ Hành Sơn. - Trình độ thể lực của học sinh trường THPT Ngũ Hành Sơn.
3. 1. 1 Nội dung chương trình mơn học GDTC ở trường THPT Ngũ Hành Sơn. Hành Sơn.
Trong hoạt động GDTC, nội dung chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy là yếu tố cốt lõi, giữ vai trò quyết định chất lượng của mặt giáo dục
này. Nội dung phong phú sẽ lơi cuốn các em tích cực tham gia học tập một cách tự giác. Đó là cái đích cần đến của cơng tác GDTC trong trường học. Sau đây, chúng ta cùng theo dõi lịch phân phối chương trình khối 10 và khối 11 trường THPT Ngũ Hành Sơn (bảng 3. 1):
TT LỚP 10 LỚP 11
Học kỳ I (36t) Học kỳ II (34t) Học kỳ I (38t) Học kỳ II (32t)
1 Lý thuyết: 2t Đá cầu: 6t Chạy tiếp sức: 6t Đá cầu: 5t
2 Thể dục: 8t TTTC(bđ): 8t Thể dục: 6t Nhảy xa: 6t
3 Chạy ngắn: 6t Cầu Lông: 6t Lý thuyết: 2t TTTC(br): 11t 4 TTTC(bc): 8t Chạy bền: 6t Nhảy cao: 7t Cầu lông: 6t
5 Nhảy cao: 8t KTHK II: 2t TTTC(bc): 15t KHHK II: 4t
6 KTHK I: 2t ĐGXLHS: 2t Ôn tập: 2t
7 ĐGXLHS: 2t RLHS chưa đạt: 4t
Bảng 3. 1: Lịch phân phối chương trình khối 10 và khối 11 trường THPT Ngũ Hành Sơn năm học 2011 – 2012.
Theo kết quả điều tra, năm học 2011 - 2012, bộ môn GDTC của trường THPT Ngũ Hành sơn đã tiến hành giảng dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tổng số tiết môn GDTC của cấp phổ thông trung học là 210 tiết, được chia đều cho khối 10, 11, 12. Mỗi khối học 70 tiết chia cho 2 học kỳ, mỗi kỳ được phân phối theo đúng nội dung quy định. Cụ thể, giảng dạy các nội dung Điền kinh, Thể dục, Thể thao tự chọn. Điều kiện cơ sở vật chất của trường cịn nhiều khó khăn nên việc thực hiện chương trình chưa đạt kết quả như mong muốn. Hai nội dung thể thao tự chọn và thể dục khi tiến hành giảng dạy và
học tập phần nào cũng đã đạt được u cầu. Cịn mơn điền kinh đưa vào giảng dạy q ít, mới chỉ đưa được mơn chạy bền, chạy ngắn, nhảy xa vào nội dung học, số tiết dành cho các nội dung này cũng là chưa đủ (trung bình học từ 6 tiết đến 8 tiết/1 nội dung học), trong mỗi nội dung có rất nhiều kỹ thuật mà chỉ được học với số lượng tiết học như vậy là q ít. Bên cạnh đó, nội dung nhảy cao dù được đưa vào nội dung giảng dạy của trường nhưng do điều kiện cơ sở vật chất của môn này chưa đảm bảo nên các em khơng được học mà thay vào đó các em phải học bù các nội dung khác chưa được tập vì trời mưa, nội dung quá nhiều hay được nghỉ vì lý do nào đó. Nội dung chạy bền, dù đã được phân phối theo chương trình nhưng do điều kiện sân bãi nên không phân nội dung này theo học các tiết như các nội dung khác mà sau mỗi buổi học các Thầy, cơ giáo thường trích từ 5- 10 phút để cho các em học nội dung này.
Về các nội dung khác, các em cũng được học nhưng dụng cụ, sân tập ít, thậm chí khơng có nên số lượng học sinh tập chẳng được là bao, số còn lại ngồi xem hoặc tụ tập trị chuyện như học các mơn cầu lơng, bóng chuyền, bóng đá, ... Vì ở đây thời lượng giảng dạy không cho phép giáo viên tổ chức giảng dạy lý thuyết về kỹ thuật động tác hay luật chơi cho cả lớp mà để các em tự tập, tự chơi với nhau. Ai biết chơi thì tham gia, ai chưa biết thì ngồi ngồi xem, cổ vũ. Hoặc có tham gia thì cũng khơng nhiệt tình vì khơng khi nào tập mơn này ở ngồi cả mà chỉ tiếp xúc trên lớp với một tuần 2 tiết như vậy. Cần phải có một chương trình ngoại khóa để các em ngồi giờ học trên lớp ra có thêm một sân chơi bổ ích để rèn luyện sức khỏe được tốt hơn.
Như vậy, nội dung tiết học còn nghèo nàn, phần nhiều bị ảnh hưởng bởi cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Việc giảng dạy môn GDTC mới chỉ dừng ở hình thức, chủ yếu cho có được điểm số đánh giá, mà chưa chú trọng đến thể chất, năng lực của các em. Tổ chức quản lý lỏng lẻo, chưa quan tâm đúng mức đến
việc tạo các điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất. Việc phát hiện và đào tạo những học sinh có tiềm năng, có nhu cầu tập luyện để nâng cao thành tích phát triển tài năng thể thao cũng chưa làm tốt được. Điều này, làm ảnh đến sự phát triển của phong trào thể dục thể thao của nhà trường.
3. 1. 2 Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên GDTC trong trường THPT Ngũ Hành Sơn.
Câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” đã khẳng định vai trò quan trọng của người giáo viên. Nếu khơng có giáo viên thì chúng ta sẽ khơng nắm bắt, tiếp thu được những thành tựu khoa học, kĩ thuật tiến bộ, những giá trị tinh thần của nhân loại. Khơng có giáo viên chúng ta không thể làm chủ được tự nhiên và kể cả làm chủ bản thân mình... Đó chính là vai trị quan trọng của người giáo viên nói chung, người giáo viên thể dục nói riêng cũng có vai trị vơ cùng to lớn trong việc giáo dục các tố chất thể lực cũng như nhân cách của học sinh. Họ là những người trực tiếp giảng dạy, truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học về lĩnh vực TDTT cũng như hiểu biết căn bản về hoạt động, về khả năng hoạt động của con người. Họ góp phần khơng nhỏ quyết định sự phát triển có chất lượng cơng tác GDTC trong nhà trường. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả của cơng tác GDTC thì cần phải hết sức quan tâm đến thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục.
Để làm rõ thực trạng chất lượng và số lượng của đội ngũ giáo viên thể dục của trường THPT Ngũ Hành Sơn, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn kết quả thu được kết quả như sau (bảng 3. 2): Trường có 4 giáo viên giảng dạy mơn thể dục. 100% giáo viên thể dục được đào tạo chuyên môn hệ chính quy. Như vậy, đội ngũ giáo viên thể dục ở trường THPT Ngũ Hành Sơn có khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác GDTC. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về đội ngũ giáo viên thể dục ở trường THPT Ngũ Hành Sơn cũng cho thấy: Tồn trường có gần
1500 em học sinh, phân bố thành 33 lớp, với số lượng như trên, bình quân mỗi giáo viên thể dục đảm nhận giảng dạy cho 375 em học sinh. So với tỷ lệ 1/200 như quy định của bộ GD-ĐT, thì tỷ lệ 1/375 em học sinh ở trường cấp 3 Ngũ Hành Sơn là lớn hơn so với quy định, vượt quá quy định chung gấp gần 2 lần. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả công tác GDTC trong nhà trường. Bởi số lượng học sinh lớn, mà lại học chung với các lớp khác trên một diện tích sân nhỏ (Nhà thi đấu đa năng trong một tiết học ln ln có từ hai lớp học trở lên) dẫn đến số lượng học sinh đông nên giáo viên khơng bao qt được tồn bộ hoạt động của các em, không sửa chữa tỉ mỉ cho từng em, các lỗi sai khi học bài mới, động tác hay kĩ thuật mới... dẫn đến giờ học mới chỉ mang tính hình thức, chất lượng chưa đảm bảo. Thực trạng này đòi hỏi trường THPT Ngũ Hành Sơn phải tuyển thêm số lượng giáo viên giảng dạy mơn thể dục. Có như vậy, mới đảm bảo được sức khỏe cho giáo viên cũng như chất lượng giảng dạy của giáo viên.
TT Họ và tên Số năm cơng tác Trình độ
chuyên môn
1 Nguyễn Phi Anh 14 năm Cao Đẳng TDTT
2 Bùi Phước Thiện 12 năm Cao Đẳng TDTT
3 Trần Nam 6 năm Cao Đẳng TDTT
4 Phan Đỗ Trường Sơn 6 tháng Đại Học TDTT
Bảng 3. 2: Trình độ chun mơn của giáo viên GDTC trường THPT Ngũ Hành Sơn.
Về mặt chuyên mơn, trong số 4 giáo viên có 1 giáo viên trình độ đại học nhưng mới chuyển về trường trong tháng 11 năm 2011 và đang giảng dạy theo hợp đồng nên kinh nghiệm giảng dạy đang còn hạn chế, có 3 giáo viên trình độ cao đẳng và có thâm niên giảng dạy từ 6 dến 14 năm trong nghề nhưng do điều kiện vật chất của trường còn hạn chế nên giáo viên vẫn chưa quan tâm đến quá trình học tập của các em, mới chỉ dạy chương trình cho xong tiết, xong nội dung. Vì vậy, để hiệu quả của giờ học GDTC đảm bảo hơn nữa nếu trường có điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, trình độ giáo viên đạt chuẩn trình độ đại học. Chính vì vậy, phải thường xun có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên giảng dạy môn GDTC