CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3. 2.3 Đầu tư kinh phí để mua sắm, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ
bị dụng cụ phục vụ cho việc dạy và học môn thể dục.
Trong giảng dạy GDTC cho học sinh thì ngồi vai trị chủ đạo của người thầy giỏi về chun mơn, có năng lực sư phạm tốt, cộng thêm năng khiếu, sự đam mê tập luyện của học sinh thì cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ tập luyện là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng giảng dạy và học các môn thể thao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện có ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện chương trình giảng dạy GDTC của nhà trường. Đặc biệt, trong điều kiện thực tế hiện nay của hầu hết các trường THPT còn nghèo về cơ sở vật chất, lạc hậu, thiếu thốn về dụng cụ, trang thiết bị, sân bãi khơng có, các dụng cụ tự tạo thì đã cũ, đã hỏng ... trong đó, vấn đề cơ bản nhất là thiếu địa điểm tập luyện TDTT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trường THPT Ngũ Hành Sơn đã có được nhà thi đấu đa năng nên phần nào khắc phục được một số khó khăn trước mắt, và việc đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc học là rất cần thiết. Có như vậy, các em mới có điều kiện làm quen với các môn thể thao mới, tạo ra hứng thú cho các em trong môn học, từ đó chất lượng mơn học sẽ được nâng lên. Vì vậy, để cơng tác GDTC được tiến hành có hiệu quả trường cần có hướng giải quyết khắc phục những tồn tại kể trên cụ thể là:
- Về sân bãi:
+ Đầu tư kinh phí để mua sắm trang thiết bị dụng cụ tập luyện, làm sao tạo được một sân riêng cho học sinh tập luyện TDTT như: Cột lưới bóng chuyền, lưới cầu lơng, lưới bóng đá …
+ Đầu tư kinh phí tu sửa sân bãi nhà trường, làm thêm các hố nhảy xa, đường chạy, sân bóng, …
+ Đầu tư kinh phí sửa chữa hoặc mua sắm các dụng cụ tập luyện, phương tiện giảng dạy tập trung cụ thể vào các phương tiện, dụng cụ phục vụ các nội dung học thể dục trong chính khố và các dụng cụ của một số mơn thể thao cơ bản có nhiều học sinh ham thích tập luyện như: Đầu tư mua thêm khoảng 30 đến 40 quả bóng đá, 30 đến 40 quả bóng chuyền. Mua mới đệm nhảy cao thay thế hai cái đã hỏng, mua ván giẫm nhảy, ….
3. 2. 4 Tăng cường mở rộng các hình thức hoạt động TDTT cho học sinh.
Để đạt được hiệu quả trong cơng tác giảng dạy thì nhà trường phải tăng cường tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khố về TDTT cho học sinh. Vì thơng qua các buổi tập ngồi giờ các em sẽ nắm vững và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, kỹ thuật những môn thể thao đã học trong giờ chính khố. Đặc biệt là những buổi ngoại khố về những mơn bóng hay cầu lơng, những mơn thể thao ưa thích và có khơng khí thi đua rất sơi nổi sẽ tạo cho các em cảm giác vui vẻ, sảng khối từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các môn văn hố khác.
Bên cạnh đó, trường cũng nên tổ chức thường xuyên các cuộc thi đấu thể thao nhân các ngày lễ như chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập đồn, …. Đây là một hình thức ngoại khố rất hiệu quả. Thơng qua kết quả thi đấu, giáo viên có thể lựa chọn hay bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu thể thao chuẩn bị cho các hội khoẻ phù đổng, những giải vô địch các môn thể thao... Mặt khác, sự thắng thua trong thi đấu cịn có tác dụng kích thích thái độ tập luyện của học sinh nhằm giành thắng lợi trong lần thi đấu sau hay “bảo vệ được chức vô địch của mình”.
Thực tế, trường THPT Ngũ Hành Sơn hầu như chưa tổ chức được hoạt động TDTT tích cực này. Qua phỏng vấn học sinh của trường chúng tơi được
biết vì khơng có sân bãi nên trường đã không tổ chức được các hoạt động ngoại khoá. Chỉ duy nhất tổ chức được một mơn bóng đá mà hình thức lại đơn điệu, nội dung chưa được đầu tư nhiều, sân bãi không đảm bảo.... nên học sinh khơng hứng thú. Từ thực tế đó mà biện pháp chúng tôi đưa ra đã được 100% số người được hỏi ủng hộ. Điều đó cho thấy một trong những biện pháp cần thiết hiện nay nhằm duy trì và nâng cao chất lượng cơng tác GDTC trong trường THPT Ngũ Hành Sơn là tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa về TDTT cho học sinh. Sự tăng cường các hoạt động TDTT ngoại khố cho học sinh có thể được tiến hành bằng các hình thức sau:
+ Tổ chức các câu lạc bộ TDTT trong nhà trường nhằm thu hút các học sinh đến tập luyện một cách thường xuyên như CLB cầu lơng, bóng đá, bóng chuyền, bóng rỗ, …. Qua đó, học sinh vừa phát triển được thể lực, tăng cường sức khoẻ, vừa có thêm những kỹ năng kỹ xảo về TDTT. Tinh thần hưng phấn sẽ giúp cho việc học các mơn văn hố tốt hơn.
+ Thành lập các đội thể thao của trường, lựa chọn các em có năng khiếu thể thao vào đội tuyển của trường. Tổ chức tập luyện một cách thường xuyên cho các em học sinh trong đội để chuẩn bị cho các cuộc thi đấu thể thao ở trường, HKPĐ, ...
+ Tổ chức thường xuyên các cuộc thi đấu thể thao cấp trường để tuyển chọn vận động viên đại diện cho trường tham gia thi đấu trong những hội khoẻ phù đổng hay các giải vô địch thể thao cấp huyện, tỉnh và cao hơn nữa.
- Ngoài ra cũng nên tổ chức các cuộc thi đấu TDTT để chào mừng các ngày lễ lớn như ngày 20-11, ngày 26-3, ngày 27-3... để tạo khơng khí thi đua sơi nổi trong tồn trường, nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tinh thần trách nhiệm của các cá nhân học sinh đối với tập thể lớp và đối trường.
Như chúng ta đã biết, để có thể hồn thành tốt bất kì một việc gì dù đơn giản hay phức tạp nhất thiết cần phải có sức khỏe và thể lực. Sức khỏe là cái sẵn có của mỗi người từ khi sinh ra con người đã có đó chính là sự sống. Cịn thể lực là kết quả của quá trình ăn, uống, lao động, … đặc biệt là sự rèn luyện thể dục thể thao đều đặn.
Trong hoạt động TDTT yếu tố thể lực có vai trị cực kì to lớn. Bởi vì đặc trưng của thể thao nói chung chính là những kết quả, những thành tích đạt được và các chỉ tiêu rèn luyện thân thể mà mỗi học sinh cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực này hướng tới. để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh việc trang bị đầy đủ các kỹ chiến thuật thì việc chuẩn bị thể lực tốt cũng rất quan trọng bởi vì, thể lực là điều kiện để biểu hiện các yếu tố đó một cách hồn chỉnh.
Trong quá trình giảng dạy GDTC ở nhà trường, chúng ta khơng thể xem nhẹ việc phát triển thể lực cho các em học sinh, cần phát triển toàn diện tất cả các tố chất thể lực có như vậy mới tạo ra được một cơ thể phát triển hài hòa và cân đối. Thể lực tốt không chỉ tạo điều kiện cho các em có thể tham gia tập luyện nhiều mơn thể thao, ngày càng nâng cao được thành tích của chính mình mà cịn giúp cho các em có thể dễ dàng tiếp thu các môn học khác. Trái lại, nếu thể lực yếu thì sau những giờ tập luyện GDTC cơ thể của các em sẽ mệt mỏi do đó khó có thể lĩnh hội tốt các tri thức văn hóa ở các mơn học khác. Như vậy, thể lực không chỉ ảnh hưởng tới kết quả của GDTC mà còn ảnh hưởng tới q trình nhận thức tiếp thu kiến thức.
Chính vì vậy, để giúp các em có một nền tảng thể lực tốt, một cơ thể cường tráng để các em học tập đạt kết quả cao. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau:
+ Ngồi các tiết học lý thuyết, thực hành thì giáo viên cần kết hợp đan xen vào đó là tổ chức các trị chơi lớn, nhỏ, các cuộc thi đấu giữa các em, …để tạo nên sự hào hứng, sôi nổi, động viên được tinh thần học tập, tích cực hăng say tập luyện của học sinh.
+ Trong các giờ dạy kỹ thuật cần có phương pháp giảng dạy hợp lý (Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất để cho các em tập luyện), phân tích nội dung rõ ràng, chính xác, trình bày phải lơgic và khoa học, ngắn gọn, rõ ràng có trọng tâm, sinh động, sơi nổi, nhiệt tình để học sinh tiếp thu được rõ ràng, …
+ Giáo viên cần tạo các buổi ngoại khóa cho các em, dù khơng phân bố được thời gian cụ thể nhưng ra một số bài tập và chỉ tiêu thể lực cho các em để các em tập luyện đạt được yêu cầu mà giáo viên đề ra.
+ Giáo viên cần phải giáo dục tư tưởng cho học sinh thơng qua nội dung chương trình giảng dạy, thơng qua việc quan sát, phát hiện và xử lý kịp thời mọi diễn biến trên lớp và thơng qua lời nói. Đặc biệt, người giáo viên phải là tấm gương mẫu mực cho học sinh noi theo. Người giáo viên cần phải quan tâm, nhiệt tình vào cơng tác giảng dạy thì khi đó học sinh mới hứng thú học tập và tập luyện thể thao, …
- Đối với học sinh:
+ Cần phải thay đổi tư tưởng học GDTC là để lấy hạnh kiểm, …mà học ở đây là để rèn luyện ý chí học tập, thể lực của bản thân để sau này phục vụ cho đất nước vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước.
+ Bên cạnh việc học tập GDTC ở trường, các em về nhà có thể tập luyện thêm các môn thể thao vào các buổi sáng (từ 5 giờ đến 6 giờ), buổi chiều (từ 17 giờ 30 đến 19 giờ) để nâng cao sức khỏe, trình độ thể lực của các em, …
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
- Về nội dung phân phối chương trình: Chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu của các Thầy, cô giáo và các em học sinh trong trường THPT Ngũ Hành Sơn. Việc đưa các môn TD vào giảng dạy trong trường cịn ít, việc dạy các mơn TD chỉ dùng lại ở hình thức, chủ yếu cho có điểm số để đánh giá.
- Về đội ngũ giáo viên: Cịn thiếu, trình độ chưa đồng đều, Việc chăm lo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa được tốt.
- Về cơ sở vật chất: Còn thiếu thốn nhiều, lạc hậu chưa đáp ứng được điều kiện cho các Thầy, cơ giáo cùng tồn thể các em tập luyện TDTT.
- Về nhu cầu và ham thích học các môn TT: chưa đáp ứng được với sự ham thích, nhu cầu tập luyện các mơn TT của các em, các môn được học được xây dựng dựa trên cơ sở vật chất của trường mà chưa có sự đầu tư đúng mức.
- Về Hoạt động phong trào TDTT: Mặc dù năm nay trường đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ, song vẫn cịn tồn tại nhiều thiếu sót như chưa tổ chức được thường xuyên các hoạt động TDTT và các ngày lễ lớn, cần phát động phong trào các lớp tổ chức đứng ra tổ chức các môn TT nhằm giáo lưu học sinh trong trường, …
- Về trình độ thể lực của các em học sinh: Chưa đạt so với trình độ thể lực của bộ GD & ĐT ban hành. Các em mới chỉ phát huy được một số tố chất thể lực như sức bền mà chưa phát huy được đầy đủ các tố chất thể lực.Các em rất yếu về tố chất sức nhanh, năng lực phối hợp vận động, …
2. KIẾN NGHỊ
- Để nâng cao công tác giảng dạy GDTC và hoạt động phong trào TDTT của trường THPT Ngũ Hành Sơn thì cần phải có sự quan tâm đầu tư của Ban giám hiệu nhà trường, cần có sự nhìn nhận một cách đúng đắn vai trị to lớn của GDTC đối với học sinh.
- Từ các kết quả thu được kiến nghị nhà trường nên cải tiến nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy phù hợp với tố chất thể lực của các em trong những năm học còn lại tại trường THPT Ngũ Hành Sơn nhằm giúp các em hoàn thiện các tố chất thể lực còn yếu trước khi ra trường.
- Nhà trường nên tổ chức thường xuyên các hoạt động thể thao qua đó tun truyền vai trị, tác dụng to lớn của thể thao trong trường học. Cần tăng cường thêm cơ sở vật chất cũng như xây dựng thêm nhiều câu lạc bộ cho giáo viên cũng như học sinh trong trường tham gia hoạt động.
- Cần nghiên cứu các biện pháp giảng dạy nhằm nâng cao tố chất thể lực cho học sinh khối 10, khối 11 và khối 12 trường THPT Ngũ Hành Sơn, đặc biệt là các nhóm học sinh yếu về các tố chất thể lực.
- Phải nhận thêm các giáo viên giảng dạy bộ mơn thể dục có năng lực tốt để đáp ứng nhu cầu học tập bộ môn GDTC của học sinh và thực hiện đúng quy định của Bộ GD & ĐT về tỷ lệ giữa giáo viên và học sinh. Cần thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo các đợt tập huấn.
- Giáo viên phải có phương pháp giảng dạy phù hợp trong q trình giảng dạy, cần có sự phân nhóm đối với những học sinh yếu.
- Tiếp tục hồn thiện cơ sở vật chất phục vụ cơng tác giảng dạy bộ môn Thể dục trong nhà trường (đẩy mạnh tiến độ xây dựng thêm sân bóng đá mini, sân bóng rỗ ở sân thể dục, mua sắm dụng cụ học tập và rèn luyện thể thao).
Do bước đầu làm quen với việc nghiên cứu một đề tài khoa học, về kiến thức, trình độ chuyên mơn cịn hạn chế, tài liệu tham khảo, việc thực nghiệm nghiên cứu chưa nhiều. Thời gian thực hiện ngắn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Rất mong q thầy cơ giáo và các bạn góp ý bổ sung để xây dựng đề tài được tốt hơn cũng như giúp ích cho thực tế giảng dạy sau này.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 5
1. 1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong trường học. ..... 5
1. 2 Hệ thống quan điểm về cơ sở lý luận của Công tác GDTC trong các trường THPT ở Việt Nam: ................................................................................................. 7
1. 2. 1 Công tác GDTC trong các trường phổ thông ở Việt Nam. ......................... 7
1. 2. 2 Vị trí mơn học GDTC trong nhà trường. .................................................... 9
1. 2. 3 Vai trò của GDTC trong trường học. ........................................................ 11
1. 2. 3. 1 GDTC trong trường học là một bộ phận cấu thành của giáo dục phát triển toàn diện. ...................................................................................................... 11
1. 2. 3. 2 GDTC trong trường học là cơ sở của TDTT toàn dân: ......................... 12
1. 2. 3. 3 GDTC trong trường học là yếu tố tích cực trong đời sống văn hóa tinh thần: ...................................................................................................................... 13
1. 2. 3. 4 GDTC trong trường học là yếu tố cơ bản chuẩn bị cho đội ngũ lao động và chiến sĩ bảo vệ tổ quốc tương lai. ........................................................... 15
1. 2. 3. 5 GDTC trong trường học làm phong phú đời sống xã hội hiện đại: ...... 15
1. 2. 4 Mục tiêu và nhiệm vụ của GDTC trong trường học. ................................ 17
1. 2. 4. 1 Căn cứ xác định mục tiêu, nhiệm vụ của GDTC trong trường học: ..... 17
1. 2. 4. 2 Mục tiêu và nhiệm vụ của GDTC trong trường học. ............................ 18
1. 2. 4. 3 Hình thức tổ chức thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ GDTC trong trường học. ....................................................................................................................... 20
1. 2. 4. 4 Yêu cầu cơ bản đối với việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ GDTC trong