Sử dụng BTTNbồi dưỡng học sinh giỏi trong dạy học vật lí

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm phần Điện - Điện từ vật lý 11 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý. (Trang 25 - 26)

1.3.6.1. Mục đích, yêu cầu chung của vic sử dụng BTTNbi dưỡng học sinh giỏi

Để sử dụng BTTN vào dạy học đạt kết quả tốt, GV cần định rõ mục tiêu của tiết học, đối tượng học sinh nhằm lựa chọn bài tập thích hợp, xác định các bước hướng dẫn hoạt động giải bài tập nhằm phát huy cao độ hoạt động tự lực, duy trì hứng thú, phát triển tính sáng tạo của HS.

Dạy BTTN phải làm cho HS biết vận dụng kiến thức lí thuyết để giải quyết một vấn đề thực tiễn, biết thiết kế phương án thí nghiệm, rèn luyện các thao tác trí tuệ, kỹ năng thực hành, để hiểu sâu sắc hơn kiến thức lí thuyết, từng bước tạo cho HS trực giác nhạy bén đối với các hiện tượng vật lí. Mặt khác quá tình giải BTTN cũng làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sai lệch của HS về lí thuyết, định luật, khái niệm vật lí để kịp thời tự điều chỉnh. Bởi vậy, yêu cầu quan trọng của việc giải BTTN là phát huy khả năng tự lực, tích cực hoạt động nhận thức của HS. Để làm tốt mục tiêu trên, GV phải biết cách hoạch định kế hoạch tổ chức một tiết dạy một cách chi tiết, khoa học.

1.32.6.2. Tổ chứchướng dnhoạt động giải BTTN bi dưỡng học sinh giỏi

Khi dạy giải BTTN, GV phải luôn luôn là người tổ chức hướng dẫn hoạt động học, HS luôn được đặt vào vị trí chủ động nhất để tự lực hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Muốn vậy, GV cần phải thực hiện các công việc sau :

- Chuẩn bị nội dung dạy học dựa trên việc lượng hóa mục tiêu của tiết học về kiến thức, kỹ năng và trình độ của HS.

- Lựa chọn các BTTN phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh và thời gian cho phép

- Xác định các vấn đề chính cần hướng dẫn, gợi mở; dự kiến hình thức và mức độ hướng dẫn, gợi mở cần thiết sao cho phát huy được năng lực độc lập, tự lực nhận thức của các đối tượng HS. Trên cơ sở đó soạn hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS hoạt động.

- Cần xác định hình thức tổ chức dạy học thích hợp với từng loại BTTN để ố trí b ế cá nhân linh hoạt, chuẩn bị đủ cá ụng cụ thí nghiệm, đảm bảo chất

lượng. Tổ chức lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4-5 HS để tùy bài tập mà yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Theo sát các nhóm HS để kịp thời uốn nắn các sai lầm khi tiến hành thí nghiệm đặc biệt là các nhóm mà kỹ năng thao tác trí tuệ và chân tay chưa tốt, giúp nhóm ăn nhịp theo tiến tình tự chiếm lĩnh kiến thức cả lớp học.

- Đặc biệt GV cần phải thực hiện thí nghiệm trước, để kiểm tra đánh giá sai số, lường trước các khó khăn, trở ngại.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm phần Điện - Điện từ vật lý 11 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý. (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)