Tạo điều kiện cho HS tiếp cận với phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm phần Điện - Điện từ vật lý 11 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý. (Trang 29 - 33)

Phương pháp thực nghiệm là một phương pháp đặc trưng của vật lí. Học vật lí mà không thực hành, theo cách nói của Piaget là " ... học bơi bằng cách nhìn người khác bơi mà không rời khỏi chiếc ghế đặt trên bến". BTTN vừa mang tính lí thuyết vừa mang tính thực hành, nó có tác dụng quan trọng trong việc bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho HS bởi vì khi giải BTTN HS phải quan sát các hiện tượng, xác định cái bản chất, loại bỏ cái không bản chất, tiếp xúc, sử dụng, thiết kế, chế tạo các dụng cụ đơn giản, tạo điều kiện để HS tham gia tích cực các thao tác, chân tay, trí óc phục vụ cho hoạt động học. Ngoài ra, khi giải BTTN HS cũng phải trải qua các giai đoạn gần giống như chu trình sáng tạo khoa học vật lí. Nếu bài tập đưa ra một vấn đề cần giải quyết, HS phải xem xét vấn đề đó có liên quan đến những kiến thức vật lí nào đã biết, đề ra giả thuyết, hình thành phương án thí

nghiệm kiểm ưa. Như vậy giải các BTTN giúp HS tiếp cận với phương pháp thực nghiệm, rèn luyện cách làm việc khoa học, có phương pháp.

1.5. Thực trạng hoạt động sử dụng bài tập thí nghiệm bồi dưỡng HSG Vật lí ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành và trường THPT Nguyễn Huệ - TP. Yên Bái

Để có cơ sở thực tiễn cho việc thực hiện đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu thực tế dạy và học ở trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành và trường THPT Nguyễn Huệ - TP. Yên Bái. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc sử dụng BTTN trong dạy học bồi dưỡng HSG ở bộ môn Vật lí.

Chúng tôi đã sử dụng các phiếu điều tra, kết hợp với phỏng vấn 25 GV và ở ở trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành và trường THPT Nguyễn Huệ - TP. Yên Bái bằng phiếu điều tra (xem phiếu điều tra- phụ lục1). Tham gia dự một số giờ học, xem bài kiểm tra, vở ghi chép, quan sát HS học tập...và đã thu được một số kết quả cụ thể như sau:

Hầu hết các tiết dạy vật lí, việc sử dụng thí nghiệm không được giáo viên đề cập đến, và coi đó như một điều bình thường, hiển nhiên. Chỉ một số trường hợp được chú ý, đó là trong các tiết thao giảng, có người dự giờ.

Về khái niệm bài tập thí nghiệm vật lí, có khoảng 70% giáo viên được hỏi hiểu đúng, số còn lại đó là một khái niệm chưa rõ ràng. Tuy nhiên đó là một khái niệm rất ít được đề cập tới trong quá trình giảng dạy. Nhiệm vụ của HS mà GV giao cho làm việc ở nhà trong việc học vật lí đó là giải bài tập trong SGK, sách bài tập vật lí, và các bài tập đã được giáo viên phân dạng nhằm mục đích phục vụ cho kì thi đại học, còn các mục tiêu khác của việc dạy học thì không được chú ý đúng mức.

Học sinh có thể giải các bài tập có liên quan đến điện trở, tụ điện... nhưng có đến trên 40% học sinh không thể nhận dạng ra nó trong thực tế. Với những học sinh giải được một bài tập về một mạch điện nào đó, nhưng khi đưa bài tập dưới dạng một mạch điện lắp sẵn thì hơn nữa số đó không nhận dạng được đó là mạch điện được lắp thế nào.

Trên cơ sở tìm hiểu thực tiến, thì thực trạng đó có những nguyên nhân như sau:

Thói quen dạy học chay, thầy đọc trò chép, chủ yếu dựa vào phương pháp thuyết trình đã in sâu vào nếp nghĩ, nếp làm của cả thầy và trò. Rất nhiều thí nghiệm được tiến hành dưới

dạng mô tả, giới thiệu. Kết quả thí nghiệm được giáo viên đưa ra, sử lí qua loa rồi đưa ra kết luận được định hướng trước.

Cơ sở vật chất thiếu thốn, thiết bị cũ lã, lạc hậu. Thiết bị mới thì không đồng bộ, chất lượng thấp, chủ yếu chỉ có thể tiến hành các thí nghiệm biểu diễn, hoặc mô hình để quan sát.

Chưa có một mô hình chuẩn, khoa học để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng thí nghiệm vào dạy học như : Bố trí phòng thí nghiệm chưa phù hợp, thời gian bố trí tiết dạy chưa tạo điều kiện để giáo viên có thể chuẩn bị thí nghiệm.

Đề thi của các kì thi như thi học kì, thi tốt nghiệp, thi đại học chưa tạo sức ép càn thiết đủ để cả học sinh và giáo viên phải chú ý đến làm thí nghiệm nói chung và BTTN nói riêng.

Do đặc điểm tình hình xã hội, học sinh thích thi vào các khoa kinh tế tài chính, vì vậy mục đích của việc học chỉ cốt là có thể giải đề thi đại học. Việc những kiến thức đang học được áp dụng như thế nào trong thực tế ít được quan tâm. Chưa kể đến chuyện, HS chưa có thói quen tìm tòi nghiên cứu hay có những sáng tạo về mặt kĩ thuật trong quá trình học.

Phương thức quản lí chưa phù hợp, chưa kích thích được GV tích cực nghiên cứu, toàn tâm toàn ý với việc dạy học như: sốtiết dạy còn nhiều, lương còn thấp, chưa đủ để trang trải cuộc sống, bắt buộc họ phải nuôi sống gia đình bằng việc làm thêm, làm ngoài, làm nghề phụ, vì vậy sự đầu tư cho việc dạy ở nhiều GV còn mang tính cầm chừng.

Tuy nhiên chúng ta cần phải thấy rằng: Làm thí nghiệm trong dạy học nói chung và áp dụng các bài tập thí ngiệm nói riêng không nhất thiết là một việc làm cồng kềnh và tốn kém, và không phải BTTN nào cũng khó. Nếu biết lựa chọn một hệ thống bài tập hợp lí từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với từng đối tượng học sinh, thì nó sẽ có tác dụng không chỉ về mặt giáo dưỡng, mà còn khêu gợi hứng thú học tập của HS đối với bộ môn vật lí. Thứ hai - các thiết bị cho BTTN không phải hoàn toàn đắt tiền, khó tìm kiếm mà chúng ta có thể sử dụng những phương tiện kĩ thuật sẵn có trong nhà, trong công việc bếp núc, trong sinh hoạt đời thường, hoặc các đồ phế thải như chai nhựa,lon bia, hộp bìa cứng...Thứ ba - về thời gian, không nhất thiết phải giải BTTN trên lớp, các em có thể làm ở nhà, có thể trình bày kết quả nghiên cứu trong các buổi ngoại khoa, buổi thực hành...

Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi đã tập trung chú ý đến việc xây dựng và sử dụng loại bài tập này khi dạy học phần “Điện - Điện từ” Vật lí 11. Tác giả hi vọng, đây sẽ là một động thái để BTTN nói riêng, và vấn đề làm thí nghiệm trong dạy học vật lí nói chung được chú ý nhiều hơn trong việc dạy học vật lí ở các trường phổ thông.

Kết luận chương 1

Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy BTTN có nhiều tác dụng tích cực như : kích thích và phát huy tính tích cực chủ động hoạt động nhận thức của HS trên cả ba mặt: nhận thức, tình cảm và ý chí, góp phần quan trọng trong việc rèn luyện các thao tác tư duy, tạo điều kiện tiếp cận phương pháp thực nghiệm, xây dựng tình cảm trí tuệ cho HS. Hơn nữa việc thực hiện thí nghiệm và giải BTTN là một nhu cầu thực tế trong việc đổi mới PPDH. Tuy nhiên, BTTN chưa được sử dụng và quan tâm đúng mức nhưng đây lại là loại bài tập có ưu điểm vượt trội so với các loại bài tập khác trong việc bồi dưỡng tư duy vật lí cho HS, qua đó bồi dưỡng HSG Vật lí. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được hệ thống BTTN phần “Điện - Điện từ” dùng cho việc bồi dưỡng HS giỏi Vật lí. Việc vận dụng những vấn đề nghiên cứu trong chương 1 để xây dựng hệ thống BTTN và sử dụng hệ thống bài tập này nhằm bồi dưỡng HSG sẽ được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆTHỐNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM

PHẦN“ĐIỆN-ĐIỆN TỪ”VẬT LÍ 11

NHẰM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VẬT LÍ

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm phần Điện - Điện từ vật lý 11 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý. (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)