Buớc 1: Xác định mục đích của hệ thống BTTN
Bước 2:Xác định nội dung hệ thống BTTN
Nội dung của hệ thống BTTN phải bao quát được kiến thức phần “Điện-Điện từ” trong chương trình Vật lí 11, bao gồm:
-Điện tích - Điện trường. - Dòng điện không đổi. - Từ trường
- Cảm ứng điện từ
Buớc 3: Xác định loại BTTN có thể sử dụng trong dạy học phần “Điện - Điện từ” - Làm TN, quan sát, mô tả hiện tượng và giải thích
+ Quan sát, giải thích các hiện tượng nhiễm điện do ma sát, do hưởng ứng, do tiếp xúc.
+ Quan sát, giải thích hiện tượng điện phân
+ Quan sát, giải thích các hiện tượng về từ trường và cảm ứng điện từ - Thiết kế phương án TN để chứng minh một giả thuyết hoặc dự đoán
+ Thiết kế phương án TN để chứng minh sự tồn tại của điện trường, từ trường + Thiết kế phương án TN để chứng minh tính đúng đắn của định luật Ôm sau khi đã xây dựng nó bằng co đường lí thuyết
+ Thiết kế phương án TN để chứng minh hệ quả suy ra từ biểu thức tính lực Lo- ren-xơ
- Thiết kế phương án TN để tìm mối quan hệ định lượng giữa các đại lượng vật lí trong một lớp hiện tượng
+ Tìm mối quan hệ giữa I; U; R; e; r trong một mach điện xác định nào đó + Tìm mối quan hệ về hướng hoặc độ lớn giữa các đại lượng B; I; F hoặc suất điện động cảm ứng với tốc độ biến thiên từ thông...
- Tiến hành TN theo phương án đã được thiết kế để rút ra nhận xét về định luật hoặc giả thuyết hoặc dự đoán
+ Cho các dụng cụ, cách bố trí thí nghiệm và các bước tiến hành TN, yêu cầu thực hiện TN để xây dựng định luật các Ôm
+ Cho các dụng cụ, cách bố trí thí nghiệm và các bước tiến hành TN, yêu cầu thực hiện TN để tìm biểu thức tính độ lớn của lực điện từ, qui tắc nắm bàn tay phải, qui tắc bàn tay trái...
Buớc 4: Thu thập thông tin để biên soạn hệ thống BTTN
- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn nội dung thi chọn HSG quốc gia của Bộ GD -ĐT và thi Olympic vật lí quốc tế.
-Sưu tầm, phân tích các đề thi chọn HSG của các tỉnh, thành phố: Yên Bái, Đà Nẵng, Thái Bình, Nghệ An, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội... môn Vật lí từ năm 2005 đến 2013; đề thi chọn HSG quốc gia từ năm 1998 đến 2013; đề thi Olympic Vật lí quốc tế từ lần thứ 28 đến 42.
- Thu thập các sách, báo, mạng, các tài liệu về Điện - Điện từ.
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực tế những nội dung Điện - Điện từ có liên quan đến đời sống.
Buớc 5: Tiến hành xây dựng hệ thống BTTN .
- Xây dựng từng loại BTTN: mỗi nội dung kiến thức cần bao nhiêu bài ở mỗi loại, biên soạn từng bài tập.
- Xây dựng phương pháp giải các BTTN.
Bước 6: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung
Để khẳng định lại mục đích của hệ thống BTTN là nhằm phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kỹ năng Vật lí cho học sinhgiỏi Vật lí, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để bước đầu thử nghiệm sử dụng hệ thống bài tập và đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng hệ thống BTTN trong bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí.