- Hiểu đƣợc nội dung, nhiệm vụ phòng chống tội phạm và các loại tệ nạn
d, Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm
Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm đƣợc xác định ở hai mức độ khác nhau: Phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) và phòng chống riêng (chuyên môn).
- Phòng ngừa chung là tổng hợp tất cả các biện pháp về chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật, giáo dục.
Đây là quá trình toàn xã hội phải tham gia nhằm khắc phục những sơ hở, thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm.
- Phòng chống riêng (phòng và chống của lĩnh vực chuyên môn) là việc áp dụng các biện pháp mang tính đặc trƣng, chuyên môn của từng ngành, từng lực lƣợng, trong đó có hoạt động của cơ quan công an với vai trò nòng cốt, xung kích.
Khi nghiên cứu các biện pháp phòng chống tội phạm có thể phân loại thành các hệ thống biện pháp phòng chống nhƣ sau:
- Theo nội dung tác động của phòng ngừa tội phạm: Biện pháp kinh tế, biện pháp giáo dục, biện pháp tổ chức, biện pháp pháp luật
- Theo phạm vi, qui mô tác động của các biện pháp phòng chống tội phạm: Có các biện pháp trong một tỉnh, một thành phố, trên phạm vi cả quốc gia.
- Theo phạm vi các lĩnh vực hoạt động của Nhà nƣớc, xã hội, nhƣ: Phòng ngừa trong các khu vực: kinh tế, tuyến giao thông trọng điểm
- Theo phạm vi đối tƣợng tác động của biện pháp phòng chống tội phạm, có:
+ Các biện pháp phòng chống tội phạm nói chung trong cả nƣớc: Kinh tế, chính trị, giáo dục
+ Biện pháp phòng chống cá biệt: Đối với từng đối tƣợng phạm tội cụ thể. - Theo chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm:
+ Biện pháp của các cơ quan trực tiếp chỉ đạo và thực hiện chuyên môn phòng chống tội phạm: Công an, Viện kiểm sát, Toà án
+ Biện pháp của các tổ chức xã hội: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ.. + Biện pháp của công dân.
đ, Phòng chống tội phạm trong nhà trường
- Trách nhiệm của nhà trường
Thực hiện đầy đủ chƣơng trình phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong nhà trƣờng; tuyên truyền giáo dục các chƣơng trình quốc gia phòng chống tội phạm để cho học sinh, sinh viên thấy đƣợc trách nhiệm của mình, của nhà trƣờng trong đấu tranh phòng chống tội phạm, từ đó tự giác tham gia.
Xây dựng nhà trƣờng trong sạch, lành mạnh không có các hiện tƣợng tiêu cực, tệ nạn xã hội và tội phạm.
Xây dựng qui chế quản lý học sinh, quản lý ký túc xá, các tổ chức học sinh, sinh viên tự quản, tổ thanh niên xung kích để tuần tra kiểm soát trong khu vực trƣờng.
Tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia ký kết không tham gia tệ nạn xã hội, không có hành vi hoạt động phạm tội.
Tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật hình sự, phòng chống tệ nạn xã hội.
Phát động các phong trào trong nhà trƣờng hƣởng ứng các cuộc vận động toàn dân tham gia phòng chống tội phạm với nội dung, hình thức phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trƣờng.
Phối hợp với lực lƣợng Công an cơ sở trong rà soát phát hiện, cung cấp số học sinh, sinh viên có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội để có biện pháp quản lý, giáo dục; đấu tranh xoá bỏ các tụ điểm hoạt động tệ nạn xã hội ở khu vực xung quanh trƣờng.
- Trách nhiệm của học sinh, sinh viên
Không ngừng học tập nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật và nội dung cơ bản nhất về phòng ngừa tội phạm. Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho mọi ngƣời.
Chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định của nhà trƣờng trong lĩnh vực học tập, sinh hoạt tập thể.
Trực tiếp tham gia các hoạt động phòng ngừa tội phạm, tham gia vào các tổ chức thanh niên xung kích tiến hành tuần tra, kiểm soát bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực trƣờng, lớp; phát hiện các hiện tƣợng tiêu cực có thể nảy sinh trong trƣờng, lớp; các quan hệ nam nữ không lành mạnh, các hành vi nghi vấn nghiện ma tuý, cờ bạc, chơi lô đề, cá cƣợc bóng đá... có thể dẫn đến tội phạm.
Khi có vụ phạm tội xảy ra trong khu vực trƣờng, lớp phát hiện và cung cấp cho cơ quan chức năng những thông tin có liên quan đến vụ việc phạm tội,
ngƣời phạm tội; tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi ngƣời mà có thê tham gia cộng tác giúp đỡ lực lƣợng Công an một cách công khai hay bí mật.