Kết hợp trong hoạt động đối ngoạ

Một phần của tài liệu Giáo-trình-GDQPAN-tập-1 (Trang 56 - 57)

- Giới thiệu để học sinh, sinh viên nắm vững tính tất yếu khách quan, nội dung cơ bản và những giảI pháp của việc kết hợp phát triển kinh tế

e) Kết hợp trong hoạt động đối ngoạ

Mục tiêu chung của mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế là giữ vững môi trƣờng hoà bình, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ; tận dụng ngoại lực, phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế, bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc và an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trƣờng.

Sự phối hợp giữa hoạt động đối ngoại với kinh tế, quốc phòng, an ninh là một trong những nội dung cơ bản của chủ trƣơng đối ngoại trong thời kì mới. Đó là sự cụ thể hoá quan điểm kết hợp giữa phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Việc mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, quốc phòng, quân sự của nƣớc ta với các nƣớc và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực phải hƣớng vào việc phục vụ cho phát triển kinh tế trong nƣớc ; đồng thời phải giữ vững nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong mở rộng quan hệ đối ngoại.

Nội dung kết hợp phát triển kinh tế với tăng cƣờng quốc phòng, an ninh trong lĩnh vực đối ngoại cần tập trung vào các lĩnh vực sau :

- Mở rộng hoạt động đối ngoại phải quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau ; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ; giải quyết các tranh chấp bằng thƣơng lƣợng hoà bình.

- Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, phải kết hợp từ khâu lựa chọn đối tác. Phải lựa chọn đƣợc đối tác có ƣu thế chế ngự cạnh tranh với các thế lực mạnh bên ngoài, làm hạn chế sự chống phá của các thế lực thù địch.

- Kết hợp trong việc phân bổ đầu tƣ vào ngành nào, địa bàn nào có lợi cho phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh của quốc gia. Khắc phục tình trạng chỉ thấy lợi ích kinh tế trƣớc mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Kết hợp trong xây dựng và quản lí các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế liên doanh, liên kết đầu tƣ với nƣớc ngoài, bảo vệ chủ quyền an ninh đất nƣớc, Chú trọng xây dựng các đoàn hội, lực lƣợng tự vệ trên cơ sở Nhà nƣớc có luật pháp quy định rõ ràng. Đồng thời phải chú trọng bồi dƣỡng ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần cảnh giác đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia cho cán bộ, nhân viên là ngƣời Việt Nam làm việc trong các cơ sở đối ngoại và kinh tế đối ngoại.

- Phát huy vai trò của cán bộ, nhân viên các đại sứ quán, lãnh sự quán của nƣớc ta ở nƣớc ngoài trong việc quảng bá sản phẩm hàng hoá, truyền thống Việt Nam ; đồng thời nắm vững đƣờng lối đối ngoại, đƣờng lối quân sự của nƣớc ngoài cung cấp tình hình giúp Đảng, Nhà nƣớc hoạch định chính sách đối ngoại đúng đắn.

3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế – xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo-trình-GDQPAN-tập-1 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)