- Giới thiệu để học sinh, sinh viên nắm vững tính tất yếu khách quan, nội dung cơ bản và những giảI pháp của việc kết hợp phát triển kinh tế
c) Xây dựng chiến lược tổng thể kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong thời kì mớ
cường củng cố quốc phòng, an ninh trong thời kì mới
Hiện nay, nƣớc ta đã và đang xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội gắn với tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an ninh đến năm 2020. Thực tiễn cho thấy, sự vận dụng tính quy luật kinh tế, quốc phòng, an ninh và quán triệt quan điểm kết hợp của Đảng đã đề ra còn nhiều mâu thuẫn và bất cập do thiếu định hƣớng chiến lƣợc cơ bản cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Vì vậy, muốn kết hợp ngay từ đầu và trong suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc một cách cơ bản và thống nhất trên phạm vi cả nƣớc và từng địa phƣơng, phải tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các quy hoạch và kế hoạch chiến lƣợc tổng thể quốc gia về kết hợp phát triển kinh tế với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh. Coi đó là một trong những mắt khâu quan trọng hàng đầu để chỉ đạo, quản lí nhà nƣớc, về kết hợp phát triển kinh tế với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh một cách có hiệu lực, hiệu quả.
Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch chiến lƣợc tổng thể về kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong thời kì mới, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phƣơng từ khâu khảo sát, đánh giá các nguồn lực (cả bên trong và bên ngoài). Trên cơ sở đó xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển và đề ra các chính sách đúng đắn, nhƣ : chính sách khai thác các nguồn lực ; chính sách đầu tƣ và phân bổ đầu tƣ ; chính sách điều động nhân lực, bố trí dân cƣ ; chính sách ƣu đãi khoa học và công nghệ lƣỡng dụng....