e) Email
3.7.2 Marketing trên thiết bị di động
Với đặc thù là một đơn vị kinh doanh viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn Quảng Ngãi, Viettel Quảng Ngãi có thể khai thác lợi thế này để phân tích dữ liệu khách hàng hiện có trong tập khách hàng của mình để nhắm đến truyền thông dịch vụ HĐĐT cho đối tượng thuê bao viễn thông là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tập thuê bao là CBNV đang làm việc trong các doanh nghiệp.
Căn cứ vào dữ liệu phân tích được, Viettel Quảng Ngãi thực hiện nhắn tin truyền thông dịch vụ HĐĐT đến đích danh thông điệp đến tập thuê bao đã được chọn.
Điện thoại di động thông minh, máy tính bảng hầu như không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại và bận rộn như ngày nay. Viettel Quảng Ngãi hoàn toàn có thể đưa thông điệp truyền thông về HĐĐT lên các ứng dụng được viết nhắm đến người dùng khi ở Quảng Ngãi như: Du lịch Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi…và các ứng dụng khác có tỷ lệ người sử dụng cao tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Thông qua việc phân tích hành vi sử dụng các thiết bị thông minh được cũng góp phần giúp cho việc lựa chọn các ứng dụng để thực hiện hợp tác quảng cáo mang lại nhiều lợi ích nhất cho việc kinh doanh HĐĐT.
3.8 Bán hàng cá nhân
Nếu như các hoạt động truyền thông marketing được trình bày ở trên có thể kích thích sự tò mò, tìm hiểu, thu hút khách hàng mục tiêu sẵn sàng đăng ký sử dụng HĐĐT của Viettel thì bán hàng cá nhân là công cụ giúp người mua đưa ra quyết định.
Lực lượng bán hàng cá nhân cần tận dụng những hiệu ứng tích cực mà các hoạt động truyền thông đại chúng, truyền thông kỹ thuật số mang lại và tiếp tục phân tích, phân loại nhóm khách hàng để tăng hiệu quả việc tiếp xúc bán hàng.
Viettel Quảng Ngãi cần có các chương trình đào tạo bài bản cho lực lượng bán hàng chuyên trách dịch vụ HĐĐT khả năng đàm phàn, thuyết phục khách hàng. Đối với HĐĐT, ngoài kỹ năng bán hàng, lực lượng bán hàng còn cần được đào tạo những hiểu biết cơ bản về quy định của pháp luật có liên quan đến hóa đơn, chứng từ để giúp khách hàng yên tâm, tin tưởng vào dịch vụ mà đơn vị cung cấp.
Đối với khách hàng đã sử dụng dịch vụ, lực lượng bán hàng cần duy trì tốt mối quan hệ để bán thêm khi khách hàng có nhu cầu, đồng thời hỗ trợ khách hàng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng một cách nhanh chóng.
Kết luận chương 3
Mỗi phương tiện truyền thông marketing đều có những lợi thế riêng của mình trong việc thu hút sự quan tâm của công chúng đến thương hiệu HĐĐT Viettel cung cấp trên thị trường tỉnh Quảng Ngãi. Việc sử dụng đa dạng các phương tiện truyền thông marketing sẽ giúp các phân khúc khách hàng dễ dàng tiếp cận với thông điệp mà đơn vị muốn truyền đạt, từng bước gây nên sự chú ý, hình thành những ấn tượng ban đầu với khách hàng về dịch vụ HĐĐT để góp phần làm cho khách hàng đưa ra quyết định mua hàng mang lại lợi ích cho đơn vị.
Việc sử dụng các phương tiện truyền thông tích hợp trên nhiều kênh truyền thông khác nhau cần có sự kiểm soát để thông điệp được truyền đi một cách thống nhất, thậm chí với các phương tiện truyền thông mang tính tương tác trên mạng xã hội, đơn vị cần kiểm soát phản hồi của công chúng cũng như giải đáp các thắc mắc cũng là một cách thức để truyền thông. Thông qua đó, có thể có những hiệu chỉnh nhỏ để chương trình truyền thông mang lại hiệu quả cao nhất.
MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Một sản phẩm, dịch vụ tốt có được công chúng đón nhận hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó truyền thông marketing giữ một vai trò quan trọng. Ở thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, cộng với sự thay đổi của cơ chế chính sách từ chính phủ đã tạo ra một cơ hội lớn cho sự phát triển của dịch vụ HĐĐT trong năm 2021-2023. Việc nắm bắt các yếu tố có thuận lợi, khắc phục hạn chế rủi ro, sử dụng đồng bộ, hỗn hợp các công cụ truyền thông marketing sẽ giúp Viettel Quảng Ngãi gìn giữ và gia tăng thị phần HĐĐT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Sự phát triển, chiếm lĩnh thị trường HĐĐT có vai trò rất quan trọng để “thâm canh” thêm dịch vụ Viettel vào khách hàng, tạo hệ sinh thái dịch vụ trong mỗi khách hàng, từ đó gia tăng vị thế của Viettel trên địa bàn.
Luận văn “Giải pháp truyền thông marketing dịch vụ hóa đơn điện tử tại Viettel Quảng Ngãi” đã tập trung tổng hợp cơ sở lý thuyết học thuật về truyền thông marketing, nhìn nhận thực tế hoạt động kinh doanh và truyền thông marketing dịch vụ HĐĐT tại đơn vị và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hơn hoạt động truyền thông marketing. Tác giả cũng đã đưa ra các cơ hội, thuận lợi cũng như những khó khăn thách thức đối với dịch vụ HĐĐT trong thời gian đến.
Trong quá trình thực hiện luận văn, do hạn chế về thời gian, kiến thức nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp học thuật từ Quý thầy cô và đọc giả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong nước
1. Lê Thế Giới và cộng sự (2011). Quản trị marketing định hướng giá trị, NXB Tài chính.
2. Phạm Thị Lan Hương và cộng sự (2014). Nghiên cứu Marketing, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
3. Lê Hà Trang (2021), Áp dụng HĐĐT ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Tạp chí tài chính.
4. Philip Kotler và Kevin Lane Keller, Quản trị Marketing - Phiên bản 14 5. Philip Kotler và Kevin Lane Keller , Quản trị Marketing - Phiên bản 15 6. PGS,TS Nguyễn Văn Dững và cộng sự (2012). Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
7. Phạm Thúy Hồng (2009), “Giải pháp truyền thông marketing của các DNKD dịch vụ viễn thông tại Việt Nam”, Đề tài NCKH cấp Bộ GD-ĐT
8. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2020), Tổng cục thống kê
9. Nguyễn Bách Khoa và Cao Tuấn Khanh (2011), Marketing thương mại, NXB Thống kê
10. Nguyễn Văn Dung (2009), “Thiết kế và quản lý truyền thông marketing”, NXB Laođộng.
11. Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định về hoá đơn, chứng từ
12. Ban truyền thông Tập đoàn (2021), Nội san Người Viettel
13. Phan Thị Thu Hoài (2010), Phát triển hoạt động marketing trực tiếp như là một trong các phương tiện truyền thông marketing tích hợp.
14. Lê Minh Chí (2020) ảnh hưởng của marketing tin đồn trực tuyến đến ý định mua hàng của người Việt Nam
Nước ngoài
15. Catherine Murphy (2012), Electronic Invoice Authorization – Providing the foundation for an efficient accounts payable department, This article first appeared in CREDIT CONTROL JOURNAL (incorporating Asset & Risk Review), Volume 33 Number 2 & 3 2012
16. Jacinta, H., Bulmer, S. & Eagle, L. (2011), “Evidence of IMC in social marketing”, Journal of Social Marketing, Vol.1 Iss:3, pp. 228-239
17. Mohamad Yaman Obeid, 2014, The effect of sales promotion tools on behavioral response, International Journal of Business and Management Invention ISSN (Online): 2319 – 8028, ISSN (Print): 2319 – 801X www.ijbmi.org||Volume3|| Issue 4 || April 2014 || PP.28-31 www.ijbmi.org.
18. Omneya Mohamed Moharam, Ayman Yehia Shawky, 2012, Measuring The Effects of Personalized Integrated Marketing Communication Tools on the Consumers’’ Intention to Purchase Credit Cards in the Private Banking Sector in Egypt, American Academic & Scholarly Research Journal Vol. 4, No. 5, Sept 2012¸ www.aasrc.org/aasrj
19. Raji R. Adetunji, Shahrina M. Nordin, and Shuhaida M. Noor, 2014, The Effectiveness of Integrated Advertisement Message Strategy in Developing AudienceBased Brand Equity, Global Business and Management Research: An International Journal Vol. 6, No. 4 (2014)
20. Belch, G. (2011), Best Pracices in Integrated Marketing Communications, Paper presented to NEU seminar.
21. Gheorghe ORZAN, Raluca-Florentina TIKA, Raluca-Giorgiana CHIVU, Ștefan-Ilie OANTĂ, Cristian Ionut COMAN (2017), "The Influence of the Marketing Communication on Consumer Behavior"