Giải pháp cải thiện vị thế thương hiệu trường Đại học Kinh tế Đại học Huế trong

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NHẬN THỨC CÁC THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRONG TÂM TRÍ HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 79 - 84)

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

3.2 Giải pháp cải thiện vị thế thương hiệu trường Đại học Kinh tế Đại học Huế trong

Huế trong tâm trí học sinh lớp 12

Để tiến hành cải thiện vị thế thương hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế trong tâm trí học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Huế theo như phạm vi nghiên cứu, bước đầu cần triển khai các hoạt động tập trung sâu vào những tiêu chí mà đối tượng học sinh lớp 12 được nghiên cứu đã đánh giá là quan trọng nhất. Các tiêu chí đó bao gồm: (1) Chất lượng đào tạo, (2) Điểm đầu vào, (3) Học phí, học bổng hỗ trợ.

3.2.1 Giải pháp liên quan đến nhóm tiêu chí “Chất lượng đào tạo”

Với nhóm tiêu chí “Chất lượng đào tạo”, thương hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đang nhận được đánh giá khá thấp so với một số thương hiệu trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế khác trong liên tưởng của đối tượng học sinh lớp 12. Để cải thiện điều này, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cần:

- Quan tâm đặc biệt đến chất lượng đào tạo và các yếu tố hỗ trợ cho việc học tập, làm việc của sinh viên hiện đang theo học tại nhà trường:

Đầu tiên, đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập cần có những định hướng ban đầu cho sinh viên từ khi các bạn bước vào trường về thương hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, kkhuyến khích sinh viên có tinh thần học tập tốt cũng như tham gia các hoạt động năng nổ.

Ngồi ra, với đối tượng sinh viên chưa có nhận thức cao về học tập và làm việc, cần có những chỉ dẫn ban đầu, những buổi hội thảo,… để hướng dẫn sinh viên năm 1 phát triển suy nghĩ, tư duy và định hướng đúng đắn cho bản thân trong ngắn hạn cũng như hướng đến các mục tiêu dài hạn.

Duy trì, mở rộng các ngành học đa dạng, phù hợp với nhu cầu của xã hội và xu hướng việc làm, tuyển dụng của doanh nghiệp.

Chú trọng phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình liên kết quốc tế. Hướng tới mục tiêu sinh viên bước ra từ các chương trình chất lượng cao đạt được mức tiêu chuẩn tốt về kiến thức, kĩ năng, thái độ làm việc cũng như trình độ ngoại ngữ, đủ năng lực để sẵn sàng tiếp tục học tập, làm việc không chỉ ở các doanh nghiệp Việt Nam mà cịn hướng tới mơi trường hội nhập quốc tế.

- Phát triển các hoạt động, xây dựng thêm nhiều chương trình kĩ năng, ứng dụng và giảng dạy cho sinh viên để sinh viên đang theo học tại trường có nhiều sân chơi, nơi học hỏi kinh nghiệm thực tiễn:

Tạo ra mơi trường để sinh viên có thể học thật, làm thật.

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế với thế mạnh của mình có thể phát triển mạng lưới hoạt động đoàn hội, hoạt động cộng đồng, với hơn 20 câu lạc bộ, đội nhóm cũng như tập thể chi đoàn, liên chi đoàn, các tổ chức cộng đồng,… để đưa sinh viên vào với các tập thể lớn, nhỏ khác nhau. Trong q trình đó chính bản thân sinh viên

không chỉ được học hỏi từ thầy cơ mà cịn học hỏi và mạnh dạn trao đổi, trau dồi kiến thức kĩ năng, các mối quan hệ cùng bạn bè, các anh chị đi trước và doanh nghiệp, cộng đồng bên ngồi. Như vậy, chính bản thân các bạn sẽ ngày một được hoàn thiện và phát triển.

Phổ biến trên toàn bộ sinh viên và hỗ trợ tối đa để đưa các cá nhân, nhóm sinh viên tham gia vào những cuộc thi học thuật, chuyên ngành liên quan trong phạm vi khu vực và toàn quốc: các cuộc thi về khởi nghiệp, phát triển dự án, giải quyết trường hợp kinh doanh, olympic... Tạo cơ hội để sinh viên có thể tiếp cận với những mơi trường học và làm khác nhau.

- Liên tục cập nhật và chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên:

Tạo điều kiện để giảng viên tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, hiểu doanh nghiệp.

Khuyến kích giảng viên tham gia vào nghiên cứu khoa học và các khóa học ngắn hạn.

- Tiếp tục, thường xuyên duy trì mối quan hệ và cải thiện, nâng cao chất lượng mối quan hệ cũng như hình ảnh thương hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế uy tín đối với các doanh nghiệp, đối tác:

Nhìn nhận của các doanh nghiệp về thương hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cũng là một yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tỉ lệ việc làm của sinh viên sau khi ra trường.

• Thường xun cập nhật chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của các

doanh nghiệp.

• Nâng cao chất lượng hoạt động thực hành tại trường theo thực tiễn.

• Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh

nghiệp.

• Đào tạo theo đơn đặt hàng.

Nâng cao chất lượng nguồn lực dành cho công tác sinh viên cũng như quan hệ doanh nghiệp. Nhà trường có thể tổ chức các buổi hội thảo, mời doanh nghiệp phản biện, góp ý trong một số hoạt động đào tạo nhất định để có thể hồn thiện chương trình đào tạo một cách cập nhật nhất, phù hợp nhất.

3.2.2 Giải pháp liên quan đến nhóm tiêu chí “Điểm đầu vào”

Ở nhóm tiêu chí Điểm đầu vào, sự liên tưởng của học sinh lớp 12 dành cho trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là rất mạnh với hai yếu tố chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp và điểm tuyển sinh đầu vào phù hợp với năng lực của bản thân. Trong các thương hiệu trường đại học, chỉ riêng Đại học Kinh tế - Đại học Huế nhận được sự liên tưởng về nhóm tiêu chí này. Điều này có thể trở thành một điểm mạnh trong xây dựng vị thế thương hiệu của nhà trường khi tiêu chí quan trọng hàng đầu được đối tượng học sinh lớp 12 quan tâm khiến học sinh liên tưởng đến trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.

Với vị thế hiện tại ở nhóm tiêu chí này, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế chỉ cần duy trì đúng và đủ các yếu tố chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp và điểm tuyển sinh đầu vào phù hợp với năng lực của học sinh, tập trung nguồn lực phát triển các nhóm tiêu chí cịn lại nhằm cải thiện vị thế thương hiệu nhà trường.

Tuy nhiên sự liên tưởng của học sinh liên quan đến tiêu chí điểm đầu vào trong một số trường hợp cũng có thể gây nên những tác động tiêu cực. Liên tưởng đến từ những thông tin chưa được xác thực một cách hồn tồn đúng đắn có thể làm giảm hình ảnh thương hiệu nhà trường.

Vì vậy, để cải thiện tổng thể vị thế thương hiệu hiện tại, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cần liên tục phát triển chất lượng đào tạo đi kèm với nhận thức thương hiệu về điểm đầu vào.

3.2.3 Giải pháp liên quan đến nhóm tiêu chí “Học phí, học bổng hỗ trợ”

Nhóm tiêu chí Học phí, học bổng hỗ trợ là một trong những tiêu chí được đối tượng học sinh lớp 12 trong phạm vi nghiên cứu quan tâm hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế. Tuy nhiên, trong cả 4 thương hiệu trường đại học được nghiên cứu, học sinh đều khơng liên tưởng đến hình ảnh của bất kì trường đại học nào đối với tiêu chí này.

Với sự liên tưởng chưa rõ ràng của đối tượng học sinh lớp 12 trong phạm vi nghiên cứu về nhóm tiêu chí Học phí, học bổng hỗ trợ, đây sẽ là một cơ hội dễ dàng hơn để thương hiệu bắt đầu q trình tạo dựng hình ảnh đối với tiêu chí nói trên nhằm cải thiện vị thế thương hiệu. Đặc biệt, theo những phân tích thuộc phạm vi nghiên cứu,

trong nhóm tiêu chí Học phí, học bổng hỗ trợ Đại học Kinh tế - Đại học Huế đang được đối tượng học sinh lớp 12 đánh giá cao nhất trong 3 thương hiệu trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế về yếu tố Học phí thấp hơn các trường khác. Đây là một điểm mạnh có thể khai thác nhằm nâng cao sự liên tưởng liên quan đến nhóm tiêu chí Học phí, học bổng hỗ trợ trong nhận thức của học sinh lớp 12 về thương hiệu nhà trường.

Để đạt được điều đó, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cần:

- Tiếp tục phát triển nội dung thông tin tuyển sinh và các thông tin liên quan đến học phí, học bổng hỗ trợ đầu vào đầy đủ, chi tiết tại các kênh website, mạng xã hội của nhà trường.

- Cung cấp thêm các thông tin về các học bổng, cơ hội du học/trao đổi sinh viên quốc tế của nhà trường. Có những hoạt động thúc đẩy truyền thơng về hình ảnh, câu chuyện của các cá nhân sinh viên, cựu sinh viên thành cơng bước ra từ các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, học bổng du học,… của nhà trường.

- Nhấn mạnh một số thông tin học sinh cần biết về học phí để bản thân mỗi học sinh có sự so sánh, cân nhắc phù hợp.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NHẬN THỨC CÁC THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRONG TÂM TRÍ HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w