Chương 8: MA QUỶ TRÊN ĐƯỜNG Đ

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Suy-ngam-ve-thien-va-ac-stephen-batchelor (Trang 45 - 47)

Khi vòng tròn ma quái được thay thế bằng một con đường thì nó mở ra rất nhiều sự tồn tại mà lúc đầu có vẻ như là một sự gián đoạn, một vết nứt, thậm chí là sự sụp đổ hay phá hủy. Điều quen thuộc và an toàn đã bị từ bỏ để ủng hộ cho một điều chưa biết, tuy hấp dẫn nhưng phiền phức. Vì khi đi dọc theo không gian mở của một con đường, bạn sẽ phải đương đầu với dòng chảy phức tạp của sự ngẫu nhiên. Mọi thứ không bền vững cũng như không thể đoán trước được một khi nó xuất hiện. Hiện tại không có gì nhưng lại trở nên có ý nghĩa khi tương lai biến mất. Những va chạm mạnh trong tương lai hướng đến bạn giống như việc không ngừng chọc thủng bức tường bằng nước, bạn không còn cách chọn lựa nào khác ngoài việc phải bước vào.

Ma quỷ là điều làm bạn do dự khi thực hiện bước đi đó. Nó chiếm mất đường đi của bạn. Nó cản đường bạn. Bằng cách làm cho bạn dạt qua một bên để trở lại con đường cũ, nó đã tách bạn ra khỏi ma trận, nơi khởi đầu cuộc sống. Xung đột hiện tại được bắt nguồn từ sự đối nghịch ban đầu giữa ma quỷ và con đường. Ma quỷ cản trở chúng ta trong tiến trình đi theo con đường có thể giải thoát chúng ta khỏi những tình trạng khó xử, những khao khát và sợ hãi đang rình rập. Con đường có thể dẫn tới sự tự do mà ma quỷ không thể chấp nhận.

Ashvaghosa kể lại lý do mà Kamadeva, thần khát vọng của Ấn Độ - cũng được gọi là “Mara - kẻ thù của tự do”. Khi được hỏi về bản chất của ma quỷ, một du già Tây Tạng là Machik đã nói: “Ma quỷ là một thứ gì đó cản trở thành tựu của sự tự do... Không có điều gì hiểm ác hơn là sự kìm hãm một bản chất. Tất cả bọn ma quỷ đều chờ đợi điều này với những cái miệng há to”. Ngược lại, con đường của Đức Phật trái ngược hẳn với con đường của Mara, Ngài nói: “Con đường tốt đẹp và an toàn dẫn đến hạnh phúc đã được ta mở ra, con đường sai lầm đã bị đóng lại, cạm bẫy đã được loại bỏ, vật ngụy trang đã bị phá hủy”.

Lũ ma quỷ không chỉ cản trở con đường dẫn đến tự do, mà chúng còn đánh lừa người ta đi theo những con đường có vẻ đầy hứa hẹn, nhưng thực ra chỉ dẫn đến sự rắc rối và mù mờ. Điều này đã xảy đến với Balaam, được nói đến trong Kinh Cựu Ước. Được vua triệu tập đến nhưng lại hành động trái với ý muốn của Thượng đế, Balaam đã “chất gánh nặng lên con lừa và đi với các hoàng tử của Moab”. Để ngăn cản ông, Thượng đế đã phái quỷ Satan “đứng ngay giữa đường” cản trở Balaam. Cũng như Job, quỷ Satan đã hành động với chức năng một “thiên thần của vị chúa tể”, thay vì hiện thân của ma quỷ. Vai trò của nó dù sao cũng được xác định bằng cách cản trở con đường mà

Balaam có ý định theo đuổi.

Theo phong tục của tín đồ Phật giáo và Hồi giáo, con đường được coi như phép ẩn dụ của sự tự do, trong khi ma quỷ đại diện cho bất cứ điều gì cản trở sự tự do đó. Người Trung Quốc cũng đưa ra khái niệm quan trọng ban đầu về hướng đi (Đạo) nhưng không có một phản khái niệm rõ ràng về ma quỷ. Dù sao họ cũng nhận ra những khả năng hiểm ác của thiên nhiên và xã hội loài người có thể làm cho người ta đánh mất hướng đi của mình. “Trời và đất là mạnh mẽ”, Lão Tử viết, “Đối với trời và đất, vạn vật trên thế gian chỉ là những con chó bằng rơm”. Bằng việc tạo ra nạn đói kém, dịch bệnh, sấm chớp và động đất, “vị chúa tể của sự tàn sát” (Lão Tử gọi là Trời) đã thờ ơ trước mọi khao khát và lo sợ về cái chết. Nếu nhà hiền triết hiểu được điều này như một con đường (Đạo) của mọi vật, ông sẽ không còn bị quấy rầy quá mức. “Nếu tôi nghĩ tốt về cuộc sống của mình”, Trang Tử bình luận, “thì tôi cũng phải nghĩ tốt với cùng một nguyên nhân như vậy cho cái chết của tôi”.

Không giống như nhà hiền triết, một người bình thường sẽ:

Trở nên lúng túng với tất cả những thứ mà họ bắt gặp. Ngày lại ngày, họ để tâm vào cuộc tranh chấp cãi vã. Những điều lo sợ nhỏ bé của họ thật tầm thường; còn những nỗi lo sợ lớn lao thì gây ngạc nhiên và áp đảo. Họ nhảy vọt lên như một mũi tên hay một viên đạn, khi chắc rằng mình là trọng tài cho cái đúng và sai. Họ bị lôi kéo vào những gì đã làm - và bạn không thể làm họ quay trở lại.

Bằng việc đánh mất tầm nhìn về con đường của tất cả mọi thứ, người ta có thể đánh mất tầm nhìn về con đường của cuộc đời mình. Người ta nhận thấy “việc vận hành tiến trình của mình như một chú ngựa phi nước đại”. Chỉ có sự hiểu biết bằng trực giác về con đường mới co thể giải thoát người ta khỏi cuộc sống rối ren một cách độc lập và có hiệu quả.

Mara không đối chọi quá căng với Đức Phật như đối chọi với “con đường cổ xưa mà những người nhận ra đã từng đi qua nó” do Gotama khám phá ra và làm cho những người khác biết đến. Thậm chí Mara còn biết sau cái chết của Gotama, hướng đi mà Ngài đã dạy vẫn áp dụng được cho những ai muốn đi theo con đường đó. Đó là con đường - không phải Đức Phật - làm cho người ta có khả năng thoát khỏi cái bẫy lừa đảo của Mara.

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Suy-ngam-ve-thien-va-ac-stephen-batchelor (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)