KHOẢNG TRỐNG
Đức Phật và Mara là biểu trưng cho việc khắc họa chân dung về sự đối lập căn bản trong bản chất con người. Trong khi Đức Phật đại diện cho khả năng nhận thức, cởi mở và tự do thì Mara tượng trưng cho khả năng gây hỗn loạn, khép kín và hạn chế. Sống với ma quỷ là sống với sự xung đột thường xuyên giữa bản chất Phật và bản chất quỷ của con người. Khi bản chất Phật chiếm ưu thế, những quy định được nới lỏng và thế giới trở nên tươi sáng, bộc lộ bản thân dưới dạng trống rỗng, ngẫu nhiên và hay thay đổi. Khi bản chất quỷ vượt trội, những quy định siết chặt lại và thế giới dường như mờ đục, cần thiết và tĩnh tại. Nhà văn William Blake đã gợi ra một sự chống đối tương tự trong The Marriage of Heaven and Hell (bắt đầu năm 1789, năm xảy ra cuộc Cách mạng Pháp): “Nếu mọi cánh cửa nhận thức được lau sạch, tất cả mọi thứ đối với con người là: Vô hạn. Đối với một người đã khép mình lại, anh ta chỉ nhìn thấy mọi thứ qua những khe hở nhỏ hẹp của hang động...”.
Bản chất Phật và bản chất quỷ không thể tách rời nhau. Như một cái van có thể mở hoặc đóng, cơ chế này co khả năng mở ra (Phật) hay đóng lại (quỷ). Tiếng Phạn dịch “bản chất” là garbha, có nghĩa là “nơi được sản xuất ra”... Bản chất Phật như một khoảng không gian trống rỗng, ấm áp và màu mỡ mà tôi được sinh ra. Bản chất tự coi mình là trung tâm có nghĩa là tự tôi cảm thấy mình không phải là một bản chất cần thiết và tĩnh tại, mà là một tạo vật ngẫu nhiên, có một năng lực khác thường nhưng thường xuyên bị khóa lại trước sự thay đổi và lớn mạnh. Tuy nhiên, bản chất quỷ cũng là một khía cạnh của tôi, cưỡng lại sự biến đổi một cách gượng ép, từ chối tiếp xúc và thấm nhuần bất cứ ý tưởng nào khác với những điều không chắc chắn của riêng mình, ngoan cố đeo bám lời giải thích về việc trở thành một bản chất bị đông cứng và cô lập.
Hoặc nghĩ về nó như thế này: “bản chất Phật” đại diện cho một viễn cảnh mở khi người ta tự do đáp trả lời kêu gọi của người khác; “bản chất quỷ” đại diện cho những quan niệm ấn định, thôi thúc người ta hành động. Trong khi triển vọng này cho phép ta tiếp tục theo đuổi một con đường đi đến những gì chưa biết, thì quan niệm kia lại chắc rằng bạn sẽ không bao giờ đi ra khỏi lãnh thổ mà bạn đã khoanh vùng. Việc dự định giành riêng lãnh thổ đó cho “tín đồ Phật giáo” hay xã hội “hậu hiện đại” đã không ngăn được nó trở thành một thành lũy khác của Mara. Điều từng là một triển vọng thì có thể đúc kết lại thành một quan niệm. Cứ tưởng rằng mình đang chuyển dịch về phía trước nhưng thật ra bạn sẽ thấy mình chỉ đang theo dấu một vòng tròn
khác.
Viễn cảnh của Đức Phật theo tiếng Pali là appamada, có thể dịch là “thận trọng, cảnh giác”. Trong Kinh Pháp Cu - Dhammapada, Đức Phật đã miêu tả sự thận trọng, cảnh giác này “là con đường dẫn đến sự bất tử”. Mà “Cẩn thận thì không chết được”, Ngài thêm vào, “trong khi sự bất cẩn lại giống cái chết”. Bằng việc đồng nhất sự thận trọng, cảnh giác với con đường và đối chọi với cái chết, Ngài đã đặt nó ngay tại trung tâm cuộc đấu tranh với Mara. Những lời cuối cùng khi Ngài nằm chờ chết ở Kusinara là “Những điều kiện là đối tượng để phân rã. Hãy thực hiện sự cứu rỗi bằng sự thận trọng”.
Với viễn cảnh của một người đang tiếp tục theo đuổi con đường, sự thận trọng cảnh giác là tính nhạy cảm hiện hữu thay vì một hành động rời rạc về mặt tinh thần. Những phân tích của Phật tử về sự thận trọng đã miêu tả nó như cấu hình gồm các yếu tố đan xen vào nhau. Sự thận trọng được đặt nền tảng trên trạng thái mãn nguyện, lòng tốt và tính trong sáng. Khi sự quan tâm chu đáo này được kích hoạt, trở nên tham lam, bị ghét bỏ và trở nên hỗn loạn, tức là nó đã bị lung lay. Thogmé Zangpo, một vị Lạt ma người Tây Tạng ở thế kỷ XII đã định nghĩa sự thận trọng là “Hành động có liên quan chặt chẽ đến sự cam kết ràng buộc và sự bỏ qua”. Sự quan tâm thận trọng vốn là điều từng ấp ủ và gặt hái những đức hạnh, đồng thời cũng đang từ bỏ cách đối xử mang tính cưỡng bức. Là sự nhận thức về giá trị của một con người và lời cam kết nhằm nhận ra chúng, nó đã lấy đi của Mara địa vị chắc chắn và bảo vệ con người chống lại những cuộc tấn công của Mara.
Lộ trình của sự cảnh giác, thận trọng không phải là mối quan tâm ngoại lệ của Phật tử. Bất cứ thứ gì chiếu sáng bản tính tạm thời, sự đau khổ, tính ngẫu nhiên và tính chất trống rỗng đều có thể góp phần vào con đường hướng đến cõi Niết bàn, cho dù nó bắt nguồn từ một thế giới trần tục từng hoài nghi tôn giáo, hoặc từ một tôn giáo từng chối bỏ giá trị của Phật giáo. Bằng việc nhận biết sự tồn tại của “những Đức Phật duy nhất” (paccekabuddha), những người có nhận thức sâu sắc về bản chất của tính ngẫu nhiên, không phụ thuộc vào người giảng dạy hay cộng đồng Phật tử, Phật giáo thừa nhận việc đến được cõi Niết bàn có thể xảy ra ngoài bối cảnh Phật giáo.
Mặc dù là một Phật tử mộ đạo nhưng Shantideva “luôn khao khát được là học trò của tất cả mọi người, trân trọng những lời tự nguyện giúp đỡ, thực sự vui mừng trước bất cứ điều gì được coi là tốt”.
Trong sự đối đầu giữa những truyền thống, phong tục như vậy, những hạt giống của nền văn hóa đương đại về hành vi nhận thức có khả năng nảy mầm. Nền văn hóa này có lẽ đã được nảy sinh trong những cuộc đối thoại,
trao đổi giữa những Phật tử được công nhận và “Đức Phật duy nhất”, những người không màng đến bản thân, đang tìm ra từng con đường nhỏ dẫn đến cõi Niết bàn. Điều này có thể bao gồm cả những yếu tố trần tục lẫn tôn giáo, trong khi bản thân nó không mang tính trần tục và cũng không mang tính tôn giáo. Tuy nhiên văn hóa của hành vi nhận thức không dựa trên giả thiết cho rằng tất cả “mọi con đường tinh thần” cuối cùng đều dẫn đến cùng một điểm: một số con đường có thể là những con đường lẩn quẩn không dẫn đến nơi nào cả, trong khi một số con đường khác có thể là niềm khát khao muôn đời nhưng đang bị ức chế. Là một con đường trung dung, nền văn hóa như vậy có lẽ đã được bắt nguồn từ sự thận trọng, thường xuyên nằm trong tình trạng được bảo vệ chống lại những sự cám dỗ của cả thần thánh lẫn ma quỷ.
Khi tất cả những điều chắc chắn của các xã hội bị khép lại và hệ thống đức tin không còn đủ sức thuyết phục hay tái bảo đảm cho chúng ta thì càng ngày chúng ta càng thấy bản thân mình đang dấn sâu vào mối hỗn loạn giữa những cộng đồng và những ý tưởng. Vừa mới bị tình trạng vô gia cư kìm giữ, chúng ta đã tự do len lỏi trên con đường của mình giữa Phật giáo và thuyết nhất thần, giữa tôn giáo và trần tục, khoa học và nghệ thuật, văn học và truyền thuyết. Bằng việc khai thác khoảng không gian phong phú giữa các truyền thống, chúng ta mở ra con đường có lẽ được bắt nguồn từ một truyền thống cụ thể nhưng lại vươn nhánh đến tận những vùng đất không người giữa tất cả những truyền thống đó.
Trong một xã hội mở đã bão hòa thông tin, mọi kẽ hở giữa các truyền thống được coi như một chốn hoang dã tuy mới mẻ nhưng không thể ở. Bằng việc cư trú trong tình trạng trống rỗng, chúng ta có khả năng quay trở về với những vấn đề mà mỗi truyền thống đều yêu cầu phải có câu trả lời. Tình trạng rối loạn giữa các kẽ hở khiến người ta không thể nắm bắt được phương diện ý thức hệ hay tôn giáo. Vì hành động thực sự của việc đưa ra yêu sách cho khoảng không gian nửa nọ nửa kia đã ghép nó vào những ranh giới và thỏa hiệp với tình trạng mở, do vậy đã biến nó thành khoảng không gian đóng tách biệt với những khoảng không gian khác, đang tạo thêm nhiều kẽ hở nữa vượt khỏi tầm với của nó.
Đi lang thang dọc theo những kẽ hở cho phép được tự do hỏi lại một lần nữa những vấn đề được đưa ra bởi những con người được sinh ra và phải chết đi. Những người như bản thân chúng ta có lẽ trước đây chưa bao giờ được tiến hóa và có lẽ cũng chưa bao giờ tiến hóa trở lại trong vũ trụ này hay bất cứ vũ trụ nào khác. Bất kỳ ai cũng có thể biết được, chúng ta vẫn đơn độc trong một vũ trụ mênh mông không hề quan tâm đến số phận của chúng ta. Cho dù những thế giới khác giống như thế giới này tồn tại ở một nơi nào đó trong vũ
trụ thì chúng cũng không đơn thuần chỉ là sự tái diễn lặp đi lặp lại cấu hình phức tạp của những điều kiện sinh học, văn hóa và tâm lý học đang tạo ra thế giới này. Tương tự, con đường dẫn bạn đến đây và mong muốn bạn trở thành một tương lai chưa bao giờ xuất hiện một cách chính xác trước đây và sẽ không lặp lại. Bạn được tự do tiến về phía trước, quẹo phải hoặc quẹo trái. Không có gì buộc bạn phải dừng lại. Vừa có được sự hiểu biết về cái tốt và cái xấu qua việc ăn phải trái cấm, Adam và Eve đã bộc lộ sự đau khổ và niềm vui khi đưa ra sự lựa chọn của mình. “Thế giới là tất cả ở phía trước họ”, Milton đã nói khi miêu tả việc rời khỏi vườn Địa Đàng của hai người,
Tay trong tay với những bước chân chậm rãi