Chương 11: ĐIỀU NÀY LÀ GÌ?

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Suy-ngam-ve-thien-va-ac-stephen-batchelor (Trang 55 - 59)

Khi một khoảng không gian không bị cản trở, cho phép bạn đi vượt quá những quy định mang tính cưỡng bức, con đường sẽ dẫn bạn đến một vùng đất quen thuộc, ở đó mọi vấn đề bắt đầu được giải đáp thỏa đáng và tính không chắc chắn đã bộc lộ tính chắc chắn của mình. Sức thuyết phục của việc trở thành một bản chất cần thiết và bị cô lập đã được thay thế bằng tình trạng phức tạp, đang chuyển dịch một cách kiên định hướng đến mục tiêu riêng. Không gian trống rỗng của con đường trở nên náo nhiệt bởi nhận thức đang lớn dần, rằng tất cả mọi thứ ở đây đã trở nên bí ẩn và không thể giải thích được.

Xoay quanh bước ngoặt ở thế kỷ VIII tại Trung Quốc, một thiền sư trẻ tên là Hoài Nhượng đã rời khỏi chùa trên đỉnh Tung Sơn và đi về phía Nam để đến Tào Khê; cuộc hành trình dài khoảng vài trăm dặm. Khi đến được Tào Khê, anh ta vào chùa Nam Hoa và được giới thiệu với Huệ Năng, lục tổ của trường Thiền.

“Anh từ đâu đến?”, Huệ Năng hỏi. “Từ Tung Sơn”, Hoài Nhượng trả lời. “Nhưng điều này là thế nào vậy?”, Huệ Năng hỏi, “Làm thế nào anh đến đây được?”.

Hoài Nhượng im bặt. Sự trao đổi những điều tế nhị thuộc về xã hội đã trở thành một điều gì đó đáng lo ngại. Hoài Nhượng vẫn ở lại Tào Khê với câu hỏi này đến 8 năm sau.

500 năm sau, vào thế kỷ XIII ở Nhật, Thiền sư Dogen đã nêu câu hỏi “Điều này là gì vậy?” của Huệ Năng về bản chất của Đức Phật... Vì quá trình của hành vi nhận thức bắt đầu bằng việc nghi ngờ sự hiện hữu của một người nào đó nên tính Phật của người đó được biểu lộ một cách thích hợp nhất như một lời nghi vấn. Con đường mở ra ngay khi cuộc đời của một người được bộc lộ dưới dạng câu hỏi thay vì một mức độ vừa phải những sự việc thú vị. Việc chất vấn này không phải là sự tò mò về mặt tri thức. Thiền học đã nói tới điều này khi được chất vấn thông qua cơ thể của một con người. Điều này chiếm toàn bộ thể xác và cảm xúc bạn, tương tự như việc bạn nhanh chóng nắm bắt nó về mặt tinh thần. Bạn không thể phản ánh nó từ một khoảng cách thích hợp. Nó không thể tách rời khỏi bạn.

Đối với vấn đề như thế, cần phải bỏ qua mọi quan niệm và giữ nguyên tình trạng lơ lửng giữa tất cả mọi câu trả lời có thể. Những điều chắc chắn, những niềm tin và những giả thiết cần được nắm chắc. Người ta chỉ có thể thắc mắc

về những gì mà người ta không biết. Câu hỏi “Núi Tào Khê ở đâu?”, tức là thú nhận rằng người ta không biết nó ở đâu. Trong khi chờ câu trả lời, người ta lảng vảng chung quanh khoảng không gian giữa tất cả mọi hướng có thể tưởng tượng được. Để hỏi câu: “Hãy quan sát xem ma quỷ đang diễn trò gì?”, người ta phải biết ngưng lại trong khoảng không gian xa lạ của một sinh vật tự nhận thức mình là đối tượng của những thế lực xấu xa. Tất cả mọi khả năng có thể được phơi bày công khai. Không có bất cứ kết luận nào được dự tính trước. Nhất thời bạn có thể tự do thoát khỏi sự áp chế của một quan niệm. Mara đã bị tước đi địa vị chắc chắn của mình.

Điều đáng ngạc nhiên về cuộc đời là điều mà nó làm chúng ta ngạc nhiên. Sự ngạc nhiên tác động nhẹ vào trọng tâm của ý thức con người. Chúng ta có thể hình dung một tương lai mà mọi vấn đề đều được giải quyết và không có điều gì làm chúng ta bối rối không? Có lúc nào những từ như “cái gì” và “tại sao” mất đi ý nghĩa của chúng không? Bất kể chúng ta tích lũy sự hiểu biết nhiều như thế nào, có phải cuối mỗi hướng điều tra đều luôn có một câu hỏi khác đang chờ đợi chúng ta không? Có phải đó là những câu hỏi mà chúng ta không thể nào biết trước cho đến khi trả lời xong những câu hỏi trước đó không?

Tâm trạng thư thái trong sự ngạc nhiên đầy bối rối như vậy đã được John Keats miêu tả như “một khả năng phủ định”.

Đó là, khi một người mang tính cách của một sinh vật lâm vào những tình trạng không chắc chắn, bí ẩn và nghi ngờ nhưng không có bất cứ sự cáu kỉnh nào sau sự việc hay nguyên nhân.

Trong khi Keats hiểu tính cách này như một đặc điểm tiêu biểu của người nghệ sĩ sáng tạo, thì nó đã nắm bắt thật nhanh trạng thái tinh thần của một người đang suy ngẫm về vấn đề “Điều này là như thế nào?”. Khi chúng ta biết từ “cáu kỉnh” được dùng trong thế kỷ XIX như một thuật ngữ y học miêu tả phản xạ tự nhiên của một chi nào đó trong cơ thể để phản ứng lại một sự kích thích nào đó, mức độ miêu tả chính xác về suy ngẫm Thiền đã được tăng cao. Duy trì sự ngạc nhiên nhằm kích hoạt việc thường xuyên khao khát những điều chắc chắn của con người dường như đã tập trung vào những sự việc cụ thể và những kết luận hợp lý.

Những điều chắc chắn còn trở nên vững chắc hơn nhiều so với một số lớn vấn đề. Việc biết bạn là một thiền sư vừa rời khỏi Tung Sơn với đôi dép làm bằng cỏ đã cho bạn một nhân dạng. Bạn cảm thấy an toàn trong những ranh giới miêu tả đúng bản thân mình. Bạn không hề thắc mắc mình là ai. Nhưng hãy suy nghĩ sâu hơn một chút - “Thực ra anh là ai? Anh làm cách nào đến

đây được?” - khi đó những đường ranh giới sẽ đổ sụp, để lộ ra một số lớn những sự việc phức tạp không giới hạn.

Theo truyền thuyết, người thanh niên muốn trở thành Đức Phật đã bỏ lại gia đình để khám phá một thế giới nằm bên ngoài giới hạn của những bức tường, Ngài đã tình cờ gặp một người đi khập khiễng vì tuổi tác, một người khác bị bệnh tật giày vò và một xác chết. Những cảnh tượng này đã làm Ngài bối rối. Lần đầu tiên, sự hiện hữu của Ngài đã trở thành vấn đề đối với Ngài. Những ranh giới về nhân dạng của Ngài đã sụp đổ. Trên đường về nhà, Ngài cảm thấy bị vướng mắc. Sau một đêm, Ngài đã trốn đi để theo đuổi con đường dẫn đến một giải pháp. Nhưng Mara đang quan sát điều này và tự nhủ: “Từ giờ trở đi, ngay khi một gợi ý về lòng ham muốn, sự hiểm độc hay tội lỗi dấy lên trong tâm hồn ông ta thì ta sẽ biết ngay điều đó”. Và Mara cũng “tự gắn kết mình với Ngài như hình với bóng, để chờ một cơ hội”.

Con đường đã được làm sinh động lên bởi tính phức tạp và bị cản trở bởi những ý tưởng ổn định. Sự bối rối đang ngự trị trong khoảng không gian tự do, có mục đích và cùng chia sẻ của nó. Chúng ta không biết những câu hỏi của mình dẫn tới đâu nhưng chúng thúc giục chúng ta tìm ra câu trả lời. Vì mỗi sự hiểu biết sâu sắc mà chúng ta mạo hiểm có được đều bị ma quỷ ngăn chặn trên đường đi của mình. Là người áp đặt mọi giới hạn và kết thúc, Mara không thể chịu được bản chất vô hạn và bất tận của sự ngạc nhiên. Nó là một phần trong chúng ta, vốn rất tự hào vì đã coi bất cứ câu trả lời tạm thời nào như là lời nói cuối cùng về vấn đề này. Khi được ngưng kết thành ý thức hệ, ngay cả trong trạng thái tỉnh táo nhất thì sự hiểu biết vẫn làm chúng ta vướng mắc thay vì để chúng ta tự do. “Nếu bạn gặp Đức Phật”, theo lời khuyên của Lin-chi, giáo trưởng phái Thiền, “hãy giết chết ông ta”.

Điểm đến của con đường tùy thuộc vào loại vấn đề đang thúc đẩy người ta đi cùng với nó. Một câu hỏi mang tính hiện hữu được trình bày không chỉ bằng lời nói mà còn bằng sự ngạc nhiên về hoạt động sống của con người. Cách giải quyết của nó do vậy cũng xuất phát từ sự ngạc nhiên câm lặng này. Hành vi nhận thức mang tính hiện hữu của Gotama đã được báo trước trong tiếng khóc của trẻ sơ sinh, trong nỗi đau khổ của tuổi tác, trong sự khổ sở của bệnh tật, trong sự thối rữa của xác chết. Chỉ khi nào những điều này trở thành câu hỏi cho Đức Phật thì việc tìm kiếm hành vi nhận thức của Ngài mới có thể bắt đầu mở ra. Con đường của Ngài được bắt nguồn cũng như được nghiên cứu tỉ mỉ trong sự nhận thức về một vấn đề vĩ đại của sự sinh ra và chết đi.

vỏ ngoài chắc chắn của điều tầm thường đang làm thế giới trở nên phẳng lặng, đều đặn và mờ đục. Điều bí mật là có một thứ gì đó đang le lói bên lề của sự nhận thức nhưng ít khi bị dỡ bỏ bằng tất cả sức mạnh của nó. “Vì nó quá gần gũi cho nên bạn không thể làm cho sự thật này nằm ngoài sự quan sát của anh”, lời của Ta-hui, một Thiền sư ở Trung Quốc vào thế kỷ XII. “Nhưng nếu bạn cố gắng đón nhận nó bằng việc khuấy động tâm trí của mình thì bạn sẽ để lạc nó ở xa 18 ngàn dặm”...

Cho dù nỗ lực to lớn của Mara nhằm thay thế điều đáng ngạc nhiên bằng một quan điểm hay niềm tin vững chắc thì bạn vẫn giữ nguyên tính đúng đắn trong cuộc tìm kiếm của mình bằng việc để cho những điều bí ẩn của thế giới tự nó phơi bày.

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Suy-ngam-ve-thien-va-ac-stephen-batchelor (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)