Nếu lũ ma quỷ thêu dệt nên những điều hư cấu về một bản chất và một thế giới rõ ràng, không có tham vọng và có thể kiểm soát được thì cõi Niết bàn, dù đang đứng yên trong sự xoay vòng, vẫn biểu lộ một bản chất và một thế giới khó hiểu, đầy tham vọng, không thể kiểm soát được. Sự giải thoát của cõi Niết bàn dựa vào bản chất phù du vừa mong muốn bộc lộ bản thân, vừa muốn được rút lui.
Khi thầy tu Radha hỏi: “Mục đích của cõi Niết bàn là gì?”, Đức Phật trả lời rằng:
Ngươi đã vượt quá giới hạn của vấn đề rồi đó, Radha ạ. Ngươi không nắm bắt được giới hạn của vấn đề. Radha này, đối với cuộc sống thiêng liêng, được sống với cõi Niết bàn là nền tảng của nó, cõi Niết bàn là điểm đến của nó, cõi Niết bàn là mục tiêu cuối cùng của nó.
Là một vết rạn nứt trong tòa dinh thự của vòng luân hồi, là sự nới lỏng tạm thời vòng kìm kẹp của Mara, hoặc là sự thả lỏng không bị cản trở của từng hơi thở, cõi Niết bàn đã đến một cách tự nhiên. Chúng ta ngạc nhiên vì không có những điều chắc chắn để cảm nhận được sự nguy hiểm và không đáng tin của thế giới. Tính phức tạp khó hiểu này là sự dự báo mơ hồ đầu tiên về cõi Niết bàn. Tính chất mạnh mẽ của nó không khuấy động chúng ta nhưng lại đặt chúng ta vào sự tĩnh mịch xa lạ. Cho dù nó kết tinh lại thành câu hỏi “Điều này là gì?” hay bị đông lại thành cảm giác day dứt về sự nghi ngờ thì nó vẫn trở thành nguồn và nền tảng của con đường.
Trái với tính liên tục đầy đau khổ của vòng luân hồi, sự giải thoát của cõi Niết bàn được cảm nhận như một sự thanh thản. Sự thanh thản là một đặc điểm, không chỉ đơn thuần là của cuộc sống nội tâm của Đức Phật mà còn là tính dễ dàng bộc lộ của cuộc sống. “Bất kỳ điều ngẫu nhiên nào”, Nagarjuna nói, “về bản chất cũng đều là sự thanh thản”. Sự thanh thản thuộc cõi Niết bàn này luôn hiện diện trong sự vị tha, không bị cản trở của giới tự nhiên; sự đâm chồi của lá; cú nhảy của con mèo, sự luân chuyển của một dòng chảy. Để tượng trưng sự chinh phục của mình đối với Mara, Đức Phật đã chạm tay vào trái đất. Cõi Niết bàn không tọa lạc trong vùng đất thiên đường xa xôi; nó được bắt nguồn từ lập luận của con người. Có lẽ lúc đầu vùng đất này cứng rắn, mờ đục và đầy trở ngại, nhưng khi chúng ta điềm tĩnh quan tâm đến nó thì nó đã mở ra tính tự nhiên của chiều sâu và sự thanh thản vô bờ bến. Kết quả là, như Shantideva nói, “Bản chất cuộc sống vốn là cõi Niết bàn”.
Tình trạng lúng túng là sự đáp trả phù hợp với lập luận này, còn tính tự nhiên giống như một vực thẳm mà tất cả mọi thứ đều bắt nguồn từ đó. Nhưng nếu gọi cách lập luận này là “siêu phàm”, “trí tuệ”, “tình trạng trống rỗng”, hay “Thượng đế” là đã mắc bẫy Mara một lần nữa. Bởi thay vì dựa vào những điều chưa biết vô hạn để làm tính phức tạp thêm sinh động, chúng ta lại trở về với những ranh giới an toàn của một khái niệm mà chúng ta tin là mình đã hiểu. Thay vì nắm lấy tính phức tạp về sự tồn tại của mình, chúng ta lại nhận sự an ủi của một ý tưởng triết học hay tôn giáo. Người ta cần phải được chuẩn bị để từ bỏ cả niềm an ủi dù là nhỏ nhất của “lập luận không duyên cớ”.
Bạn đã chờ trong một bể sâu những sự bối rối mà không kỳ vọng bất cứ điều gì. Bạn mở rộng bản thân trước tính chất kỳ lạ của những gì bộc lộ ra nhưng không thể giải thích được nó là cái này hoặc cái kia. Bạn từ bỏ bất cứ nhận xét nào về kết quả của một sự thực hành như vậy. Bằng việc hô hào các môn đồ của mình “sát hại Đức Phật”, Lão Tử tin rằng chúng ta sẽ tống ra khỏi đầu mọi ý tưởng hay hình ảnh mà chúng ta đã từng nhận thức về nó. “Nếu các người tìm thấy Đức Phật”, ông nói, “thì các người sẽ bị nắm giữ trong vòng vây của Đức Phật
- Mara”. Tuy nhiên, ý tưởng cao quý, tinh tế và uyên bác của một người như Đức Phật chưa bao giờ nhiều hơn một tập hợp những ký ức và khái niệm được rút ra từ kinh nghiệm trước đây của chính bạn và người khác. Nó đưa bạn đến gần hơn với những gì đã biết.
Thay vì sắp xếp ổn thỏa thành nhận thức nhẹ nhàng về việc bộc lộ cảm nhận, một số trong chúng ta đã cố gắng phấn đấu để bước lên phía trước. Mara thì không kiên nhẫn. Nó chưa bao giờ hài lòng với việc ngồi yên chờ đợi. Mục tiêu của nó luôn ở những nơi khác. Giống như một bản in sắp chữ thiếu cân xứng, bóng ma của chúng ta phải gắng sức gấp đôi để thoát ra, đi vào một the giới khác. Sự phiền phức của tính liên tục nằm trong niềm khao khát nổi loạn ở một nơi khác khi nó không thể xảy ra ở bất cứ nơi nào khác ngoại trừ nơi này. Qua việc tạo nên một sự nỗ lực có dự tính bằng cách quay về nhiều lần với thời khắc hiện tại, điều này cứ như chúng ta đang chủ tâm khiêu khích tội ác.
Những thế lực Mara triệu tập để phản công là sự khao khát nhục dục, ý chí bệnh hoạn, ước muốn tội lỗi, tình trạng liên tục, lờ đờ, uể oải, mê muội và hoài nghi. Những trở ngại này “bị dẫn xa khỏi cõi Niết bàn” bằng việc phá tan sự nhận thức tập trung, yên tĩnh của những gì đang mở ra ngay trước mắt. Có lúc chúng ta quan tâm, chú ý đến hơi thở hoặc thắc mắc: “Điều này
là gì vậy?”, nhưng sau đó bị bao vây bởi một ý tưởng tình ái kỳ quặc hay nỗi tức giận mạnh mẽ. Hoặc sự thanh thản của chúng ta bị đe dọa bởi sự lo lắng theo bản năng; hay chúng ta bị sa xuống bãi lầy của trạng thái hôn mê; hoặc những mối nghi ngờ vụn vặt lại nổi lên để chế giễu những nhận thức tội lỗi và mục đích của chúng ta. Một khi bị những điều quái quỷ này chiếm hữu, tâm trí nhanh chóng mất đi tính mềm dẻo, sáng suốt tự nhiên mà trở nên giòn tan dễ vỡ, mờ đục và mất tập trung. Đức Phật đã miêu tả những trở ngại này là “những kẻ quẩn quanh trong tâm trí”, so sánh chúng với những loài dây leo khổng lồ tự buộc mình chung quanh những thân cây khác, làm cho những thân cây chủ “bị uốn cong, vặn vẹo và bị tách rời ra”. Một lần nữa chúng ta lại thấy bản thân bị đưa đến gần cái bẫy của Mara.
Giống như một người hầu bàn quan tâm đến nhu cầu của khách hàng tại những bàn mà anh ta phục vụ, người ta cũng phải chờ những điều ngạc nhiên chưa được biết trong vở kịch viển vông của đời sống. Bằng việc làm cho ý muốn của riêng mình phụ thuộc vào ý muốn của khách hàng, người phục vụ đã phải từ bỏ bất cứ sự kỳ vọng nào về những gì mà sau đó anh ta có thể được gọi tới để làm. Thường xuyên cảnh giác và sẵn sàng đáp ứng, lời đề nghị xưa cũ nhất cũng không làm anh ta bối rối. Anh ta không làm ngơ với những người anh ta phục vụ nhưng cũng không xuất hiện không đúng lúc. Anh ta vô hình, ẩn mặt nhưng lúc nào cũng xuất hiện khi cần thiết. Tương tự, bằng việc hỏi “Điều này là gì vậy?”, người ta không cần phải tự mình cố gắng bước về phía trước bằng việc quan tâm đến kết quả. Người ta thoải mái chờ đợi một sự đáp ứng không thể thấy trước và câu trả lời có lẽ không bao giờ tới. Điều duy nhất người ta có thể làm là tiếp thu và cảnh giác một cách tốt nhất.
Chúng ta ghét việc chờ đợi. Khi một chuyến tàu đến không đúng giờ hay một người bạn đến trễ, chúng ta cảm thấy bực dọc với một trạng thái không kiểm soát được. Thay vì tất cả mọi việc xảy ra theo kế hoạch thì chúng ta lại bất ngờ phó mặc cho người khác và không thể tác động đến hậu quả của các sự việc. Khi lời giải thích có tính an ủi về một thế giới phụ thuộc và có thể kiểm soát được đã tan biến theo thời gian, chúng ta bị phơi bày trước nỗi đau khổ của sự không đáng tin vào thực chất cuộc sống. Tính mất kiên nhẫn của chúng ta dâng cao, sự điềm tĩnh bị đổ sụp trở thành sự bối rối, tức giận hay bùng phát thành sự sợ hãi và chúng ta bị phơi bày như một sinh vật non nớt trước Mara.
Thay vì coi đó như sự coi nhẹ phẩm giá con người hay sự tiêu phí thời gian, việc chờ đợi có thể được coi là mật mã của cõi Niết bàn. Vì cuộc sống cuối cùng cũng chỉ là một trạng thái chúng ta không thể kiểm soát được, cho nên
việc chờ đợi là sự đáp trả phù hợp với bản chất thoáng qua và không đáng tin của nó. Bài thực hành chờ đợi là học cách dừng lại trong sự thanh thản mang tính Niết bàn của những điều ngẫu nhiên. Tuy nhiên, việc chờ đợi không còn mang tính thụ động, trong khi tình trạng trống rỗng chỉ là tình trạng không tồn tại. Là một sự tĩnh lặng đầy cảnh giác bắt nguồn từ tình trạng lúng túng rắc rối, đây là lập luận chúng ta có thể đáp trả bằng những cách thức bất ngờ trước biểu hiện của cuộc sống và sự đối đầu khó tránh với những người khác.