Chương 17: “ĐỪNG LÀM TỔN THƯƠNG TÔI”

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Suy-ngam-ve-thien-va-ac-stephen-batchelor (Trang 83 - 88)

Dòng người hướng về phía bạn trên vỉa hè. Với từng bước chân đến gần, tính duy nhất của con người tập hợp lại thành sự khác biệt rõ nét hơn cho đến một thời khắc nào đó, người ấy đứng ngay trước mặt bạn: đôi môi đỏ mím chặt lại giữa những nếp nhăn, chiếc mũi khoằm sắc sảo, đôi mắt đen sẫm phản ánh ý nghĩ sâu sắc bên trong, mái tóc bất trị vắt ngang vầng trán hằn sâu nép nhăn. Nét mặt cho thấy một con người mâu thuẫn: là người được người khác yêu thương, ngưỡng mộ, ghét bỏ và sợ hãi, người có thể đã nhưng sẽ không bao giờ được biết đến. Trong một thoáng, người đó đi mất. Khi bạn gắng hết sức nhìn chăm chú để xem xét kỹ người khác thì họ cũng gắng sức chăm chú nhìn bạn với sự thắc mắc. Cả hai đều có cái nhìn tò mò và nhanh chóng liếc sang hai bên đường khi mắt hai người bất chợt gặp nhau. Ý thức được tác động nhiệt tình vì sự hiện diện không kiểm soát được của người khác. Sự khác biệt đạt tới mức độ tôn sùng trên khuôn mặt của những người quen thuộc nhất và xa lạ nhất: một người nào khác. Một kẻ lạ có sức mạnh dồn vào một người nào đó làn sóng khinh ghét cùng những khao khát, có thể làm người đó run rẩy và đổ mồ hôi. Những đặc trưng trên khuôn mặt có thể gợi lên một cuộc đời được chu cấp hay bị chối bỏ, thừa nhận hay phản kháng.

Tương tự như bản thân tôi, mỗi sinh vật có ý thức mà tôi phải đối mặt đều tiếp tục theo đuổi một con đường. Ánh mắt lấp lánh phản chiếu sự quan tâm đến những mục tiêu và trở ngại. Thậm chí một con ruồi, không ngừng thăm dò tấm kính thủy tinh để đậu theo cách của mình, cũng nói lên tình trạng của tôi. Những người khác là tấm gương, mà qua đó, tôi có thể liếc nhìn bản thân mình một cách sinh động nhất. Chúng ta bộc lộ ý thức về bản chất con người từ những tương tác của mình với những người khác. Nhân dạng của chúng ta không có sẵn ngày sinh. Nó xuất hiện khi cấu hình của năng lực bẩm sinh tùy thuộc vào nhân dạng cùng những ước muốn của người khác: cha mẹ, anh chị em, thầy giáo, thầy tu, những nhà làm luật, kẻ thù, những vai diễn. Tôi hiểu bản thân mình bằng những khái niệm và những cụm từ không thuộc về tôi mà thuộc về cộng đồng ngôn ngữ mà tôi là một thành viên trong đó. Vai độc diễn bên trong bản thân được dự định dành cho người khác cũng nhiều như dành cho chính bản thân tôi.

Sự giao tiếp xã hội đã liên tục yếu đi ngay cả khi chúng ta chỉ có một mình với những suy nghĩ tách biệt với suy nghĩ của người khác. Chúng ta buộc phải xác định sắc thái của bản thân mình thông qua việc dùng chung lời nói, hình ảnh và mật mã. Khái niệm bản thân chỉ dễ hiểu trong mối quan hệ với

khái niệm của người khác. Tuy nhiên, tôi cảm thấy mình đứng cách xa bạn, không có bạn thì sẽ không có thứ gì để tôi có thể đứng cách xa. “Tôi” mà không có “anh” sẽ hình thành cảm giác có “đây” mà không có “đó”. Việc khẳng định một bản thể tách biệt là xác nhận sự tham gia vào thế giới của những người khác ngay khi người ta cố gắng chối bỏ nó.

Trong cái liếc nhìn trần trụi vào khuôn mặt người khác, chúng ta chạm trán với cả nỗi sợ hãi lẫn khao khát có được sự yêu thương trìu mến. Một nghịch lý quan trọng trong sự tồn tại của loài người là chúng ta không thể thoát khỏi sự đơn độc, nhưng cũng không thoát khỏi việc trở thành một người tham gia vào thế giới với những người khác. Trong khi mong mỏi sự thân mật để có thể xua tan tình trạng cô độc thì chúng ta lại chống đối vì nó đe dọa làm gián đoạn tính riêng tư của chúng ta. Khi Mara thúc giục chúng ta lẩn trốn tính ngẫu nhiên thái quá về sự sống và cái chết để tìm sự an toàn cho một bản thân bị cô lập, thì nó lại thúc giục chúng ta lẩn trốn tác động phá vỡ mà sự riêng tư đó đã áp đặt lên một bản chất như vậy. Và nếu sự thông thái của Đức Phật bắt nguồn từ việc tập trung chú ý một cách kiên định vào dòng chảy rối ren của những điều ngẫu nhiên, thì lòng thương hại của Ngài lại bắt nguồn từ việc quay trở về với cái nhìn của người khác nài xin bạn đừng làm họ tổn thương.

Nếu hành vi lẩn trốn là sự rút lui khỏi điều thân mật riêng tư thì sự ấn định trên bản thân người này và những nỗi ám ảnh của người kia là biện pháp để chối bỏ nó. Thay vì mở rộng lòng mình với người khác, bạn lại khép chặt lòng mình phía sau cái nhìn và nét mặt lạnh lùng để không bộc lộ tính bất an hay sợ hãi. Ngay cả khi nói chuyện với bạn, người ấy cũng quan tâm xem bạn chú ý vào những gì họ nói bao nhiêu. Chúng ta thừa nhận điệu bộ, thái độ và dáng vẻ bề ngoài là để gây ấn tượng với người khác nhằm che giấu sự mâu thuẫn trong tư tưởng. Thay vì đương đầu với vấn đề khó hiểu về sự tồn tại của mình, chúng ta lại khép kín bản thân trong lớp màng của một câu chuyện mà chúng ta chỉ phác thảo trên bề mặt. Chừng nào chúng ta có thể thuyết phục bản thân mình và những người khác về mức độ tin cậy và giá trị của câu chuyện này, lúc đó chúng ta mới cảm thấy an toàn.

Ngắm nghía khuôn mặt người khác là để nhận lấy một cái nhìn chằm chằm, cho dù tôi chỉ nhìn thoáng qua trong sự xấu hổ. Mỉm cười dễ dãi để xem xét màu da trên khuôn mặt, đánh giá mức độ thu hút của những nét trên khuôn mặt hay cố gắng giải mã những kết luận mà chúng ta rút ra từ vẻ bề ngoài đã không còn đối đầu với người khác nữa. Trong những thuật ngữ của Martin Buber, đại từ “bạn” đã được thay thế bằng đại từ “nó”. Nhưng khi chúng ta liên hệ đến một đại từ khác, chẳng hạn như “bạn”, anh ta không phải là một

điểm trong mạng lưới không gian và thời gian của thế giới, cũng không phải là một công trình kiến trúc có thể được cảm nhận và miêu tả... Không có tình láng giềng và không có sự liên kết, anh ta là bạn và làm đầy quỹ đạo của bầu trời.

Các chiến lược của Mara nhằm giảm những thứ khác xuống thành đại từ “nó” để có thể điều khiển, bằng cách đó có thể né tránh được mối đe dọa của sự thân thiện, thì Đức Phật đã mở ra một triển vọng vô hạn không thể diễn tả của đại từ “bạn”, do vậy nó có thể đối đầu với người khác mà không hề do dự.

Ngay cả khi không thốt ra tiếng, khuôn mặt của bạn vẫn thu hút tôi. “Lời đầu tiên của khuôn mặt”, như nhà triết học người Do Thái Emmanuel Levinas đã nói, “là ‘các ngươi đừng nên giết hại’”.

Đó là một mệnh lệnh. Đó là một lời dạy bảo thông qua vẻ ngoài của khuôn mặt, như một người thầy đã nói với tôi. Cùng lúc đó, không có khuôn mặt của người khác; đó là thiếu sót đối với những ai mà tôi có thể làm tất cả mọi thứ cho họ và những ai mà tôi chịu ơn họ.

Chúng ta nhận ra lời kêu gọi này vì chúng ta nghe thấy nó trong tiếng vọng của những nỗi sợ hãi và khao khát sâu xa nhất của riêng mình. Khuôn mặt của người khác làm chúng ta choáng váng đã trở thành một sự im lặng vô ích mà tận đáy lòng, chúng ta được kêu gọi phải đáp trả lời khẩn cầu của họ. Từ một khoảng cách rất xa, chúng ta nghe thấy Mara thúc giục mình thốt ra một câu an ủi rập khuôn, một lời nói tôn giáo vô vị hay một lời chỉ dẫn quý báu của tâm lý liệu pháp khôn ngoan, chúng ta nghe Đức Phật thôi thúc chúng ta hãy bỏ qua sự tự ý thức làm tê liệt sự đáp trả vị tha.

Nguồn gốc của lòng nhiệt thành, sự thương hại và tình yêu nằm trong sự đối đầu thân thiết ở những nơi chúng ta nghe người khác nói không thành tiếng: Đừng làm hại tôi, đừng đánh tôi, đừng lạm dụng tôi, đừng lừa gạt tôi, đừng phản bội tôi, đừng sỉ nhục tôi, đừng làm mất thời gian của tôi, đừng cố gắng chiếm hữu tôi, đừng bắt tôi phải mang ý tưởng bệnh hoạn, đừng hiểu sai tôi. Những lời khẩn cầu này là nền tảng của nền luân thường đạo lý mà Phật giáo đã miêu tả là “tự nhiên” trái với “bắt buộc”. Trước khi chấp nhận những niềm tin hay những lời cam kết đòi hỏi phải có những bổn phận về đạo lý, người khác tự nhiên sẽ kêu gọi bạn đừng làm hại họ. Trong khi lời thề có thể đòi hỏi sự cam kết độc thân hay hôn nhân một vợ một chồng thì những huấn thị cụ thể như vậy không hiện diện trong lời kêu gọi của người khác. Những người khác đơn giản chỉ bắt chúng ta không được làm tổn thương họ. Chỉ

bằng việc đáp trả lời yêu cầu của họ là chúng ta đã có thêm những quy ước pháp lý, xã hội, tôn giáo để đưa vào áp dụng.

Khi nghe thấy tiếng thầm thì “đừng làm tổn thương tôi”, chúng ta được kêu gọi là hãy mạo hiểm đáp trả lời khẩn cầu đó. Ngay cả khi người nào đó đe dọa chúng ta bằng giọng nói giận dữ thì tiếng khóc câm lặng của anh ta cũng có thể được nghe bên dưới một tràng chửi rủa. Trong sự giận dữ của chính mình, sự xúc động mãnh liệt vẫn có thể đưa ra lời khẩn cầu có thể nghe thấy rõ hơn khi nó bị dồn nén phía sau vẻ ngoài chu đáo, sắc sảo của trạng thái mãn nguyện. Thay vì tiếp tục tăng dần cảm giác căm ghét lẫn nhau bằng việc buông lời nhục mạ, chúng ta lại tự do đáp trả lời huấn thị sâu xa của người khác là đừng làm tổn thương anh ta. Trong những giây phút riêng tư, chúng ta thấy bản thân mình không còn bị kềm kẹp trong sự tự ý thức mà nằm trong một khoảng không gian mở và tự do, chúng ta đáp trả người khác bằng những cách thức mà đến chúng ta cũng phải ngạc nhiên. Khi những ràng buộc đã bị hoãn lại, chúng ta tìm lại được sự thanh thản cho phép chúng ta nhanh chóng hòa nhập với tình trạng khó xử của người khác.

Bị người khác làm cho đau khổ, hãy hình dung những cảm nhận về anh ta bên trong lớp vỏ xác thịt, đó không chỉ là dấu hiệu của khả năng tri giác được chia sẻ. Tôi thấy bản thân mình có một sự khác biệt mà nó vĩnh viễn vượt ra khỏi tầm với và sự kiểm soát của mình. Tôi không thể biết anh ta theo cách mà anh ta biết bản thân mình, không nhiều hơn so với việc anh ta có thể biết tôi theo cách mà tôi biết bản thân mình. Khi sự thừa nhận lẫn nhau bắt đầu hé ra, bao gồm nhận thức về những gì không thể biết; những gì giống như anh ta nhìn thấy tôi bằng cặp mắt của mình, nghe tôi bằng đôi tai của mình và nghĩ về tôi bằng bộ óc của mình.

Trong một hành vi đối đầu khác, một người bị đối đầu không phải bằng sự việc cố định mà bằng con đường mòn của sự riêng tư thân thiết có thể. Người ta nói một người nào đó là “khép kín” hay “cởi mở”, “hiểu rõ” anh ta, tìm ra “nhược điểm trong cách suy luận của anh ta”. Một người cũng giống như một con đường: một khoảng không gian mà đường đi của nó chúng ta có thể được hoặc không được mời đến để cùng chia sẻ. Từ lâu chúng ta tin rằng người khác đủ sức dỡ bỏ những ranh giới mà ngay từ đầu chúng ta đã muốn họ phải tôn trọng. Trở nên thân mật với người khác tức là được phép đi vào cuộc sống của họ và để họ thâm nhập vào cuộc sống của bạn. Khi bắt tay tìm kiếm sự hiểu biết bất tận lẫn nhau, chúng ta đã trở thành một chương trong câu chuyện của nhau, trở thành những nhân vật trong những giấc mơ của nhau, trở thành người sáng tạo ra bản chất của nhau. Việc biết rõ một người nào khác sẽ không thể đạt được bằng cách phá bỏ những khác biệt giữa

chúng ta mà cứ để cho khoảng không gian lôi họ ra. Sự khác biệt trở thành hiện thực thông qua việc thăm dò và bị thăm dò bởi sự khác biệt của người khác.

Khi cho người nào đó bước vào cuộc sống của mình, bạn cần mở rộng lòng mình để đón nhận sự ngạc nhiên. Để sự thân mật riêng tư vẫn tồn tại, người khác cũng cần phải giữ lại một bí mật nào đó về bạn. Để biết tường tận về một người nào đó, cần phải tôn trọng họ bằng việc thể hiện điều chưa biết. Tuy biết và hoàn toàn tin cậy họ nhưng bạn không thể chấp nhận tính tự mãn khi thể hiện lòng biết ơn đối với họ. Một đối tác được yêu mến trong mối quan hệ của cuộc sống có thể là thất thường và không thể đoán trước. Khi bị mắc vào cái bẫy của Mara, bạn không muốn chứng kiến điều này. Theo thời gian, bạn có khuynh hướng đến gần người khác trong những giới hạn xác định theo nhu cầu và ước muốn của riêng bạn.

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Suy-ngam-ve-thien-va-ac-stephen-batchelor (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)