.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ VILIS XÂY DỰNG CƠ SỞ ĐỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH CHO XÃ MƯỜNG MƯƠN, HUYỆN MƯỜNG CHẢ, TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 28 - 31)

- Về thời gian: đợt thực tập thực hiện đề tài từ ngày 15 tháng 01 đến ngày 15 tháng 04 năm 2020

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Bản đồ địa chính;

- Cơ sở dữ liệu địa chính;

- Phần mềm VILIS trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu tổng quan về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội xã Mường Mươn;

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Mường Mươn; - Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian từ bản đồ địa chính;

- Ứng dụng phần mềm Vilis để xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính xã Mường Mươn.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp

Với phạm vi trên địa bàn xã, thời gian thực hiện hạn chế nên phương pháp thu thập số liệu là một phương pháp quan trọng nhằm giảm bớt thời gian và công sức ngoài thực địa. Đây là phương pháp kế thừa và chọn lọc những tài liệu và bản đồ có sẵn trên khu vực nghiên cứu.

Đề tài tôi thực hiện đã sử dụng và kế thừa các tài liệu sau:

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Mường Mươn.

- Thu thập các tài liệu về hồ sơ địa chính và các tài liệu có liên quan. 18

- Bản đồ địa chính và các loại bản đồ liên quan đến hồ sơ địa chính. - Hồ sơ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai.

3.5.2. Phương pháp điều tra thông tin thực địa

Bản đồ là phương tiện quan trọng, thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và thông tin địa chính của từng thửa đất, là nguồn dữ liệu đầu vào không thể thiếu. Nhưng cần phải điều tra thông tin thực địa trong cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai nhằm phục vụ tốt công tác quản lý đất đai hoàn thiện hồ sơ địa chính, chuẩn hóa bản đồ chuyển từ định dạng *.dgn sang *.shp phục vụ dữ liệu đầu vào của ViLIS.

3.5.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu trong phần mềm ViLIS.

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Mường Mươn là một xã vùng cao biên giới, có đường biên giới Việt – Lào dài 8 km. Tổng diện tích tự nhiên 12.992,01ha; Vị trí xã cách trung tâm huyện Mường Chà 15 km về phía bắc; có đường quốc lộ 12 đi qua trung xã có địa giới hành chính tiếp giáp với các xã như sau:

Phía Đông giáp xã Mường Đăng huyện Mường Ẳng, xã Nà Sáy huyện Tuần Giáo;

Phía Tây giáp Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; Phía Nam giáp xã Mường Pồn, xã Nà Tấu huyện Điện Biên; Phía Bắc giáp xã Na Sang.

Quá trình xây dựng và phát triển của xã Mường Mươn, được tách từ xã Na Sang.

4.1.1.2. Khí hậu

- Xã Mường Mươn trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thường gây ra lũ quét, sạt lở, giao thông đi lại khó khăn. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu khô hanh, rét và mưa ít trong các tháng 12, 1, 2 thường có các đợt rét đậm, rét hại kèm theo sương muối;

- Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 22 0C, nhiệt độ cao nhất là 380C, nhiệt đột thấp nhất là 60C;

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội , giao lưu giữa các vùng, Ngoài ra chính quyền nhân dân các dân tộc xã Mường Mươn có truyền thống đoàn kết tin tưởng tuyệt đối vào lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đã giúp cho nhân dân xã có sức mạnh để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ khi xã Mường Mươn được thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí còn thấp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, nghiện hút, trộm cắp còn diễn biến, phức tạp. Vì vậy đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, sản xuất chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp nên dẫn đến tỷ lệ đói nghèo cao. Điều đó đã ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của xã. Nhưng được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến nay cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp, đời sống nhân dân được cải thiện, mạng Internet … trình độ dân trí được nâng cao, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được nâng lên, cùng với sự phát triển của nhân dân nay bộ máy chính quyền luôn được giữ vững và phát triển tốt.

Đến nay xã đã phát triển mạnh về cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất cụ thể: xã có 3 cấp học phát triển: Trung học cơ sở; Tiểu học, Mầm non; một Trạm Y Tế được trang bị đầy đủ thuật lợi cho việc khám chữa bệnh cho người dân, tỷ lệ đói nghèo giảm, đảm bảo an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Nhìn chung, Mường Mươn là xã vùng cao có địa hình phức tạp bị chia cắt bởi các con suối và các dẫy núi cao có độ cao trung bình khoảng 1.200m so với mực nước biển, độ dốc trung bình là 35 có nơi dốc tới 40. cấu trúc địa hình cao là phổ biến chiếm phần lớn diện tích tự nhiên toàn xã, các hoạt động kiến tạo đã hình thành hai hệ thống, đồi khe đan nhau, phân tách thành các kiểu địa hình đa dạng, các sườn núi thấp dần tạo thành các thung lũng hẹp, rải rác. Mặt khác địa hình bị chia cất mạnh, chia xã Mường Mươn thành hai vùng rõ rệt ( vùng thấp và vùng cao). Tất cả nói lên Mường Mươn có địa hình, địa mạo khá phức tạp, không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ VILIS XÂY DỰNG CƠ SỞ ĐỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH CHO XÃ MƯỜNG MƯƠN, HUYỆN MƯỜNG CHẢ, TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w