Phục vụ đăng ký biến động và quản lý biến động đất đai

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ VILIS XÂY DỰNG CƠ SỞ ĐỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH CHO XÃ MƯỜNG MƯƠN, HUYỆN MƯỜNG CHẢ, TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 55)

4.3.2 .kiểm tra sửa lỗi và tạo vùng cho bản đồ địa chính

4.3.9. Phục vụ đăng ký biến động và quản lý biến động đất đai

Hình 4. 3820 Các công cụ chỉnh lý các biến động a.Biến động về mặt hồ sơ

Những nội dung đăng ký biến động: chuyển đổi; chuyển nhượng; cho thuê; thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất…., mà không có thay đổi gì về diện tích, sơ đồ thửa đất thì ta chỉ cần thực hiện xử lý biến động trên hồ sơ và không cần chỉnh lý trên bản đồ

Để minh họa việc xử lý biến động trên hồ sơ, tôi lấy ví dụ một trường hợp xin chuyển mục đích sử dụng đất như sau: ông Lò Văn Chơ UBND xã Mường Mươn xin chuyển mục đích sử dụng đất của 160 m2 đất BHK sang ONT có số thửa 2, tờ bản đồ số 27, diện tích 1119.1 m2

. Để thực hiện biến động ta tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định GCN cần chuyển mục đích.

Bước 2: Xác định thông tin cần chuyển:

Diện tích chuyển; Mục đích chuyển và thời hạn mục đích mới, mục đích giao đất của mục đích chuyển. Sau đó, bấm .

Hình 4. 4021 Giao diện xác định diện tích cần chuyển mục đích sử dụng

Bước 3: Xác định danh sách các thửa chuyển mục đích (Nếu chuyển nhiều mục đích).

Hình 4. 41 Giao diện danh sách thửa chuyển mục đích sử dụng

Bước 4: In xác nhận thay đổi mục đích chuyển lên GCN cũ.

Hình 4.42 Giao diện cập nhật nội dung biến động thành công

Bước 5: Cập nhật thông tin biến động vào hồ sơ địa chính

Hình 4. 43 Giao diện cập nhật thông tin biến động vào các loại sổ

b. Biến động về mặt bản đồ

Đối với các loại biến động dạng này, ta cần chỉnh lý biến động trên cả hồ sơ và trên bản đồ

Tách thửa:

Tách thửa đất từ một thửa thành hai hay nhiều thửa do chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, … một phần thửa đất.

Để minh họa việc tách thửa trên bản đồ, tôi lấy ví dụ một trường hợp: Ông LòVăn Muôn đến UBND xã Mường Mươn xin làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho ông Lò Văn Xanh 329.2m2 diện tích đất của số thửa 4, tờ bản đồ số 27, diện tích 1523.6 m2

Bước 1: khởi Tạo Kho Số Thửa.

Chọn Biến độngquản lý số thửa Chọn tên cơ quan có thẩm quyền cấp số thửasang tab Khởi tạo kho số Khởi tạo  sang tab phân quyền cấp số thửa

 tích VPĐKQSDĐ và tên người dùng Lò Văn Thái

Hình 4. 44 Giao diện khởi tạo số thửa

Hình 4. 22 Giao diện Giao diện khởi tạo số thửa phân quyền

Bước 1: Tìm thửa đăng ký biến động trên bản đồ

Chọn chức năng (Tách thửa) trên thanh công cụ chính → chọn thửa cần tách.

Hình 4. 45 Giao diện tách thửa

Bước 2:Tính đỉnh giao hội

Bấm để thêm đỉnh tách thửa, xác định các đỉnh giao hội để nhập các thông số tạo thành thửa đất mới.

Hình 4. 46 Giao diện thể hiện thông số xác định một đỉnh

Sau khi thêm đủ số đỉnh cần thiết thửa ban đầu sẽ được tách

Hình 4. 4723 Giao diện kết quả tách thửa

Bước 3: Tiến hành nhập các thông tin trên giao diện Thực hiện biến động

Hình 4. 4824 Giao diện thực hiện biến động

Bước 4: Tìm kiếm các thửa biến động:

- Chọn công cụ ( Tìm các thửa biến động) giao diện Tìm các thửa biến động xuất hiện

- Đặt các điều kiện tìm kiếm như: Số thửa, số tờ... chọn , đánh dấu tích vào thửa cần cập nhật bên mục Danh sách thửa đang biến động bên ô Thửa trước biến động và Thửa sau biến động sẽ hiển thị thửa trước khi tách và các thửa mới hình thành sau khi tách.

- Tích chọn vào tất cả các thửa có trong danh sách, sau đó bấm

để cập nhật biến động thực sự, bấm nếu không muốn cập nhật biến động.

Kết quả trên bản đồ thửa ban đầu sẽ được tách thành các thửa nhỏ như đã thao tác ở trên.

Hình 4. 49Giao diện thửa đất trước và sau khi tách thửa

Bước 5: Cập nhật thông tin hồ sơ địa chính

Hình 4. 50 Cập nhật thông tin tách thửa vào hồ sơ

Hình 4. 51Trước khi tách thửa Hình 4. 25 Sau khi tách thửa4.3.10. Phục vụ lập các loại sổ 4.3.10. Phục vụ lập các loại sổ

ViLIS cung cấp chức năng để lập và quản lý các loại sổ của hồ sơ địa chính đúng theo quy định của thông tư số 09TT/BTNMT

Để lập và in các loại sổ, ta chỉ cần thực hiện thao tác: Vào Tab Kê khai đăng ký --> Hồ sơ địa chính --> Chọn loại các loại sổ cần lập

Hình 4. 53 Quản lý các loại sổ trên ViLIS

a. Sổ địa chính

Nhóm chức năng này giúp ta tạo sổ địa chính và in sổ địa chính. Ta tiến hành chọn những tham số tạo sổ và in sổ địa chính cho phù hợp. Ta tiến hành tạo và in sổ địa

chính với các thông tin như hình sau:

Hình 4. 26 Giao diện lập sổ địa chính, in sổ địa chính

 kết quả tạo sổ địa chính sẽ được thể hiện trong phần phụ lục

b. Sổ mục kê

Sổ mục kê được lập cho từng tờ bản đồ, ta tiến hành nhập đầy đủ các thông tin theo hình sau: quyển sổ, ngày tạo sổ, trang bắt đầu.

Hình 4. 27 Giao diện lập sổ mục kê, in sổ mục kê

c.Sổ theo dõi biến động

Sổ được lập để cập nhật và theo dõi những biến động về đất đai. Ta tiến hành chọn những tham số như: Quyển số, tạo thông tin bổ sung, trang bắt đầu và số trang. Ta được như hình sau:

Hình 4. 56 Giao diện lập, in sổ theo dõi biến động đất đai

 Kết quả tạo sổ theo dõi biến động sẽ được thể hiện trong phần phụ lục

d.Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sổ được lập để thống kê kết quả cấp GCNQSDĐ, ta tiến hành tạo lập theo các thông số như: Quyển số, ngày tạo sổ, trang bắt đầu, số trang. Kết quả thu được như hình sau:

Hình 4. 5728 Giao diện lập, in sổ cấp GCNQSDĐ

 Kết quả tạo sổ cấp GCNQSĐ sẽ được thể hiện trong phần phụ lục

4.4. ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILISXẬY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH XẬY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

4.4.1.Ưu điểm

- Giúp cho công tác quản lý đất đai của địa phương được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ thông tin. Dễ dàng lập được các loại sổ: sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy, sổ theo dõi biến động. Thông tin được thể hiện dưới dạng sổ sách, báo cáo, hình ảnh, bản đồ.

- Tạo hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực, tiết kiệm được thời gian và giảm bớt được khối lượng lớn giấy tờ sổ sách trọng việc lưu trữ thông tin đất đai.

- Phần mềm được viết bằng tiếng việt nên thuận tiện cho cán bộ sử dụng.

4.4.2 Nhược điểm

- Cán bộ địa chính ở địa phương còn yếu trong việc khai thác, sử dụng phần mềm do trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành.

- Việc cập nhật đăng ký biến động về thửa đất về cơ bản là chưa được thực hiện tại địa phương.

- Rủi ro mất dữ liệu quản lý trên phần mềm là khá cao, vì cac dữ liệu quản lý hồ sơ địa chính được quản lý hoàn toàn trên máy tính, khi máy tính bị hỏng hay bị virus các dữ liệu sẽ bị mất.

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Mường Mươn, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành và cơ sở khoa học, công nghệ hiện tại tôi đưa ra một số kết luận và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính xã Mường Mươn phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

5.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình điều tra thu thập và nghiên cứu số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các văn bản pháp luật có liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng đất tôi thấy việc ứng dụng phần mềm ViLIS vào việc lập và quản lý hồ sơ địa chính đã hiện đại hóa được công tác quản lý đất đai của huyện Mường Chà.

Với việc ứng dụng phần mềm ViLIS trên địa bàn xã Mường Mươn, trong thời gian thực tập tôi đã thực hiện được những công việc sau:

- Điều tra và đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Mường Mươn – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên.

- Chuyển đổi dữ liệu một tờ bản đồ địa chính của xã Mường Mươn thuộc huyện Mường Chà từ Famis sang ViLIS.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính tạo thành cơ sở dữ liệu thống nhất trên các tờ bản đồ vừa được chuyển đổi.

- Thông qua hệ thống tôi đã hoàn thiện và in được các loại giấy tờ sổ sách của hồ sơ địa chính, phục vụ công tác quản lý của nhà nước về đất đai trên phạm vị nghiên cứu đề tài tại xã.

+ Tiến hành kê khai đăng ký thông tin cho các thửa đất có trong cơ sở dữ liệu ViLIS vừa chuyển đổi.

+ Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.

+ Tạo hồ sơ địa chính: sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhần quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, sổ mục kê đất đai, sổ biến động.

+ Cập nhật và chỉnh lý biến động trong quá trình sử dụng đất của các đối tượng sử dụng dụng đất như thế chấp, chuyển quyền, góp vốn, cho thuê, tách thửa, gộp thửa…

+ Tiến hành cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất đối với những trương hợp được xem xét đủ điều kiện.

+ Tiến hành in các báo cáo tổng hợp về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, báo cáo tổng hợp quản lý các giao dịch bảo đảm…

- Trên cơ sở dữ liệu xây dựng được chúng ta có thể tra cứu được thông tin về thửa đất hoặc chủ sử dụng có liên quan đến thửa đất đó (tìm kiếm trên hồ sơ hoặc trên bản đồ). Trên cơ sở đó có thể đưa ra các biểu mẫu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai theo quy định (theo Nghị định 88 và Thông tư 17 của bộ Tài Nguyên – Môi Trường).

5.2. KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở các kết luận tôi đưa ra những kiến nghị như sau:

- Hiện theo số liệu thu thập và điều tra thì xã Mường Mươn chưa thực hiện kê khai đăng ký và chưa cấp GCN vì vậy không có số liệu thực tế để kê khai đăng ký, các biến động phục vụ cho đề tài. Các trường hợp trong chuyên đề là ví dụ để cho thấy hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm Microstation và Vilis vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.

- Hệ thống văn bản, giấy tờ, hồ sơ địa chính thiếu, được lưu trữ thủ công và không có đủ dữ liệu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Thông tư 09/2007/TT-BTNMT

ngày 02/08/2007 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ điạ chính.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 23/2014/TT-BTNMT

ngày 19/5/2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư 17/2010/TT-BTNMT

ngày 04/10/2010 quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Thông tư 05/2017/TT-BTNMT

ngày 25/04/2017 quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), thông tư 34/2014/TT-

BTNMTngày 30/06/2014 quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai

6. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2012), Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm VILIS.

7. Nguyễn Bá Long (2007), Bài giảng Quản lý nhà nước về đất đai, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội

8. Nguyễn Bá Long (2008), Bài giảng Đăng ký và thống kê đất đai, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội

9. Phạm Thanh Quế, Nguyễn Thị Hải (2017), Bài giảng Hệ thống thông tin đất đai, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội

10. Tổng cục Quản lý đất đai (2011), Công văn 1159/2011/TCQLĐĐ- CĐKTK, ngày 21 tháng 9 năm 2011 hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 11. UBND xã Mường Mươn, Báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê năm 2019

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ VILIS XÂY DỰNG CƠ SỞ ĐỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH CHO XÃ MƯỜNG MƯƠN, HUYỆN MƯỜNG CHẢ, TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w