Cứng như sắt và mềm như chuối Vấn đề đào luyện ý chí, tôi đã bàn riêng trong quyển « Người chí khí » Dưới đây

Một phần của tài liệu Ebook Người bản lĩnh: Phần 2 (Trang 40 - 42)

chí, tôi đã bàn riêng trong quyển « Người chí khí ». Dưới đây tôi chỉ bàn qua một vài tác vị quan trọng của ý chí khi người bản lĩnh dùng nó trong việc xử thế.

Tôi muốn hiểu thái độ quyết đoán cứng như sắt của người bản lĩnh theo một nghĩa đặc biệt. Cứng như sắt không hiểu luôn luôn là dùng biện pháp mạnh như hò hét, nói nặng lời, dùng võ lực.

Trường hợp Aristote trả lời thẳng cho vua cựu Đờ Ni rằng không gả con gái cho ông vì ông là bạo chúa, và khi vua thủ tiêu con gái Aristote, ông nầy vẫn nói với cựu Đờ Ni rằng ông không hối hận vì lời ông nói, là trường hợp không phải ai cũng dễ lướt qua mà khỏi hậu họa. Vẫn biết có lắm trường hợp đối với những lời nói vũ bão, nhưng nhứt định sự thô bạo thì dù cần thiết thế nào, cũng không nên có, vì một mặt nó nghịch bản chất nhân cách của người bản lĩnh, mặt khác nó dễ gieo hiểu lầm, chà đạp tử ái kẻ nghe và tạo thù oán.

Sự cứng rắn trước hết, phải hiểu là sau suy nghĩ kỹ lưỡng, kiên quyết không thay đổi kể cả những lúc được năn nỉ, bị lay chuyển bằng giọt lệ, lời nói đường mật, sự dụ dỗ hứa hẹn, kể cả sự rầy rà, hăm dọa, nói xấu. Chúa Cơ Đốc là gương mẫu về phương diện nầy, nên Thánh Bảo Lộc khi khuyên Giáo-Dân đức cương-nghị nói rất chí lý : « Những ai muốn sống theo Chúa Cơ Đốc phải ăn chịu sự bắt bớ, lời

ngạo nghễ hay sự hãm hiếp ». Ngay mấy lúc Chúa Cơ Đốc trả lời cho nhà chức trách hãm hại người, nhiều lúc cứng lắm, nhưng vẫn êm dịu, lễ độ. Vậy đức cương mà người bản lĩnh tập tự bản chất loại tất cả những gì thô bạo và đòi sự êm dịu, lễ độ, nói lên một ý chí đã trui. Nói cho đúng người bản lĩnh muốn, nghĩa là chọn lựa dứt khoát, đeo đuổi ý định chọn lựa của mình. Ý định ấy ngấm ngầm, dẻo dai, được diễn lộ ra lúc tối cần bằng lời nói, cử chỉ hành vi, có tính chất nước. Tuy nhiên ta nên nhấn mạnh điều ấy. Sáng suốt có những quyết định sắt mà xử đối đường mật không phải là chuyện dễ. Cái khó nằm ở chỗ tự thắng. Sertillanges nói : « Tự thắng, đó là cái khó. » Tại sao ? Có nhiều lý do. Đây ta chỉ nêu ra vài cái chánh, khi có ý định làm một việc gì, ngay lúc ấy, ta thường bị sự thúc đẩy của tình cảm, của khát vọng. Các tính ham lợi lộc, danh vọng hay bổn phận lôi cuốn sự quyết định của ta về một góc cạnh nào đó. Nó mô tả trước cho ta sự có thể thành công, thứ thành công rực rỡ lâu bền. Mấy lúc ấy ít khi ta thấy, hay nói đúng hơn, ta chịu thấy trở lực. Mà trở lực không phải là không có. Có thể là thời gian, dư luận, cực phiền gây ra bởi nghèo túng, cô đơn. Thời gian, kinh nghiệm cho biết, nó là yếu tố đáng để ý. Chính nó cũng là mẹ đẻ của lớn lên, suy thạnh, già giặn mà cũng chính nó là yếu tố của tàn lụn, suy vong, chán nản. Thiếu gì công việc trên đời ngay buổi mới ngày đầu ai làm cũng hăng hái ồ ạt. Nhưng rồi trên con đường dài, đồng chí dần dần thưa, chí của đồng chí còn lại dần dần yếu và may lắm mới được một vài người đeo đuổi đến thành công cuối cùng. Trong lãnh vực tình cảm, thời gian cũng có ma lực làm giảm tình yêu của những tâm hồn nên

thoạt đầu mến nhau mà không được trói buộc bằng ái tình có ánh sáng của đức tin hay lý trí, làm giảm hay tiêu diệt sự oán thù của nhiều kẻ vì lý do nào ngày trước hận nhau bất cọng đại thiên. Thành công nào cũng cần được xây đắp bằng nhuệ khí hoạt động. Mà nếu ta không dẻo dai, thời gian có thể làm hao mòn nhuệ khí khiến công việc bán đồ nhi phế.

Một phần của tài liệu Ebook Người bản lĩnh: Phần 2 (Trang 40 - 42)