Càng thinh lặng, tâm hồn càng dũng Có dũng trong tâm hồn con người mới dũng trên gương mặt, trong điệu bộ

Một phần của tài liệu Ebook Người bản lĩnh: Phần 2 (Trang 76 - 79)

tâm hồn con người mới dũng trên gương mặt, trong điệu bộ và ngôn phong. Trong cái dũng, con đẻ của thinh lặng, không có cái thô bạo. Mà sáng lên bởi những nét êm dịu, khả ái vì thanh cao, siêu thoát. Có khi nào bạn nghĩ đến thinh lặng vĩ đại của cảnh trời bao la, lồng lộng trên đầu ta không ? Khi loài người tội lỗi, khi có ai chưởi bới trời, trời trả lời bằng cái làm thinh cảnh cáo : bạn có nghe khiếp không ? Đạo Thiên Chúa dạy rằng đến tận thế Thượng Đế mới thưởng phạt con người. Sự thinh lặng nhờ đợi của Thượng Đế làm tôi rùn rợn quá. Nói theo tinh thần thần-học, thinh lặng là bí quyết của những tâm hồn sâu sắc giao cảm với thế giới thần linh. Trong thinh lặng, Thánh linh hoạt động nơi tâm hồn thánh. Trong thinh lặng, các thánh nhân nếm nguồn khoái lạc khó tả do cảnh thanh bình, yêu mến, vậy trông Thượng Đế. Điều tôi viết đây chắc có bạn không quan tâm lắm, không quan tâm chắc tại vì tôi có ngòi bút vụng về mà không làm nổi bật

được nó. Phước thay những cõi lòng biết thinh lặng, trầm mình trong khối thinh lặng của vũ trụ. Hởi Thinh lặng ! Ngươi cao cả quá, chính Tạo Hóa đã dùng ngươi mà tạo sự sống, tạo sự chết. Có ai nghĩ đến ngươi mà không kính sợ không ? Thưa bạn, nhiều người tiếp chuyện với ta ít nói, thường làm thinh, cười, ngó ta, rờ rẩm đồ vật nào đó, lóng tai nghe ta nói, không lo thuyết phục ta, mà ta phục, ta mến và thấy thích gặp họ, sống gần gũi họ. Trái lại có nhiều như nước thứ người gặp ta, nói đủ thứ chuyện, tìm đủ mánh lới dẫn dụ ta, hỏi ta tía lia, vuốt đuôi câu chuyện ta, ừ dạ liên miệng và dù kẻ ấy khéo môi mép thể nào sự giả dối ở đâu từ bụng dạ họ chui ra trên khóe mắt, trong nụ cười, trong cử chỉ làm bạn bớt tin lời họ, mặc dầu họ cứ nhấn mạnh rằng họ nói thật, làm bạn dần dần chán họ xa họ và mỗi lần giao tiếp với họ bạn có cảm tưởng như là ngục hình. Những tâm hồn non nớt, nông cạn không thấu nỗi góc cạnh tâm lý nầy. Họ tưởng đâu càng đa ngôn càng bảo người ta mến mình, là mình được thích. Họ không dè trong khi họ tốn bao hơi phổi để gây oán ghét, thì người trầm mặc chỉ thinh lặng thôi đã xâm chiếm tâm hồn kẻ gần gũi.

Nhiều khi ta già hàm, đem những bí mật gieo rắc trong câu chuyện nói chỉ vì ta non tinh thần, tìm kiếm cho tâm hồn được vơi nhẹ. Ta căn dặn kẻ nghe giữ một mình họ biết. Nhưng lòng ta kia mà còn tự nộp. Ta kia mà còn không giữ được cõi lòng mình, thì tại sao ta tin kẻ nghe ta cẩn ngôn, lo gìn giữ bí mật cho ta hơn. Phần đông con người đa ngôn mà. Người ta cũng thích nói về thiên hạ, nhất là tọc mạch bươi móc điều bí mật, chuyện lỗi lầm kẻ khác mà. Nhốt bí mật

trong lòng bạn mà bạn còn thấy ngột ngạt muốn thả ra huống hồ bạn đã gieo vào đầu lưởi người nghe bạn. Nguy hiểm nhứt là kẻ ấy, vì lý do nào đó, không còn lạm dụng bạn nữa chẳng hạn, đã đổi bạn thành thù bạn. Bạn nói : « Tôi coi lựa toàn bạn thân để nói. » Trời ôi ! Thưa bạn, trên đời tôi được mấy Bão Thúc, còn bạn được mấy Bá Nha. Bạn liệu khỏi gặp những tên dụ lợi, môi mép, nông nổi xã giao qua đường không. Mấy lúc bị tố cáo mà thấy lời nói minh oan không cần lắm thì làm thinh là lá bùa thần diệu để gây tín phục. Có nhiều thứ lỗi khi ai bị cáo mà bạn ó lên chối, có thể bị thiên hạ nghi là đắc tội. Cứ chung nếu đúng là tâm hồn quân tử, nuôi một lý tưởng, sống theo một chương trình, chỉ nói làm điều gì đã già giặn suy nghĩ, thì cần gì sự quảng cáo của loài người. Những vĩ nhân, thánh nhân kia mà còn phần nhiều bị người đồng thời hiểu lầm, bắt bớ huống hồ bọn phàm như tôi và bạn. Một luật sắc cần tuân theo là luôn tự kiểm. Hãy coi lại lý tưởng của mình. Nung nấu người nhiệt huyết hoạt động. Lúc nào cũng sẵn sàng học hay chữa dở. Tin tưởng thành công sau cùng mà thời gian sẽ xây dựng cho ta. Thời gian thường giết chết nổi ái tình là thứ tình mạnh như vũ bão thì nó cũng có thể bắt miệng đời trở lưỡi như cờ trở gió để nhìn nhận giá trị của bạn. Vậy bạn cần hành thiện và cứ thinh lặng.

Trong cuốn « Pratique delavle », André Arnoux nói : « Bạn nói để tự khoe, để tăng giá trị sự tế nhị của bạn, thường bạn nhắm sự kiêu ngạo hơn là ích lợi ». Lời nầy có giá trị vàng ngọc. Trong quyển « Thuật nói chuyện », tôi đã nói rộng vấn đề nầy. Ở đây tôi chỉ xin bạn để ý cần nghiêm trang

cân đo lợi hại trong lời nói. Bộ lưỡi lắm lúc giống cái bản lề không con vít, nó lỏng xịch, ta muốn nói gì thì nói, nói rồi quên mất, vô tư, điềm tĩnh. Thành ra mỗi ngày ta đã không tiến bộ trong sự thuyết phục mà còn gây ác cảm. Tôi thấy vài nguyên tắc dưới đây phải giúp ta xử dụng ba tấc lưỡi.

Một phần của tài liệu Ebook Người bản lĩnh: Phần 2 (Trang 76 - 79)