Trước máy vi âm để diễn thuyết, thuyết giáo hay giảng bài những phút thinh lặng khéo dùng, sẽ gây uy tín đặc

Một phần của tài liệu Ebook Người bản lĩnh: Phần 2 (Trang 80 - 82)

giảng bài những phút thinh lặng khéo dùng, sẽ gây uy tín đặc biệt cho lời nói. Nói thao thao bất tuyệt dù có tiếng to đầy ý hay lời đẹp đến đâu mà không biết nghĩ để gây chú ý, người nói khó bề thuyết phục thính giả. Riêng về ảnh hưởng của biện thuyết, không phải chỉ nói liên tục rồi chân lý được hấp thụ. Cần biết nhìn, biết làm thinh để gây chú ý để ý hay khắc

tạc tung tâm hồn người nghe.

Riêng về thuật nói, xin bạn đọc riêng những nguyên tắc tôi đã bàn trong quyển « Thuật hùng biện ». Ở đây bạn chỉ để ý mấy bí quyết gốc. Điều gì cần nói phải bằng cách gây ấn tượng trong bầu khí thinh lặng. Nói lải nhải, nặng nề chi tiết làm người nghe quên mất những cần thiết tranh cải những điều phụ thuộc rồi đánh lạc mục đích thuyết phục của bạn.

Không ai hiểu ta bằng ta và khi ta hiểu ta thì đừng hễ ta nói ai cũng dễ dàng hiểu ta. Bạch Cư Dị, Molière lúc sinh tiền còn nhờ người nhà nghe thơ văn của mình rồi mới có ý nghĩ phổ biến. Những ngòi bút bực thầy trong nhân loại mà còn vậy huống gì tôi và bạn. Dù có nói đến đâu ta cũng chưa chắc làm cho kẻ nghe ta thấu đáo ta. Cái câu « Suy bụng ta ra bụng người » đừng áp dụng thường trong câu chuyện. Muốn ra một lệnh, nhờ ai một việc gì ta nói sơ sịa ra dấu, nói lẹ lẹ, tắt tắt... rồi hỏi hiểu không, hiểu không, rồi thôi... Gặp những người vụt chạc, kẻ nông cạn không hiểu. Kết quả là ta tốn hơi phổi cách vô ích, mà thất bại, lỗi tại ai ? Tại người vô ý ? Có. Tại người bất tài, vô đức ? Cũng có. Mà nhứt định là tại ta thiếu kỹ lưỡng. Ta bị tánh vục chạc cầm cương, nên khi nói muốn nói nhanh. Mục đích của nói làm cho kẻ nghe hiểu, ta quên mất, và coi nói là giải thoát ý tưởng, tâm tình, nói cho xong chương trình nói, chớ không lưu ý sự truyền ý, truyền tình, truyền cảm.

Có thể bạn quên điều gì nhưng khi muốn nói bạn cố nhớ chỉ nói cho kẻ cần nghe, vào lúc phải nói, đúng nơi nên nói, và nói thì nói có văn chất, văn sắc, văn khí, văn vị, văn phong. Tôi muốn bạn hiểu văn chất là những ngôn từ gieo

chân, thiện, mỹ, phúc ; văn sắc là lớp áo từ hoa, ý hoa làm cho ý được thèm thuồng ; văn khí là hơi văn thu hút tâm hồn thính giả ; văn vị là những tình ý, những giọng điệu gây âm vang lâu bền trong cân não kẻ nghe ; văn phong là tư thái cao nhã, trí thức bộc lộ tâm hồn quí đẹp của người nói.

Một phần của tài liệu Ebook Người bản lĩnh: Phần 2 (Trang 80 - 82)