Sau khi nghiên cứu sự hệ trọng cùng những hậu quả tốt đẹp của đức trầm mặc, ta thấy nó đích thị là chìa khóa

Một phần của tài liệu Ebook Người bản lĩnh: Phần 2 (Trang 83 - 85)

tốt đẹp của đức trầm mặc, ta thấy nó đích thị là chìa khóa của người Bản Lĩnh. Một mặt nó tập trung khí lực bằng cách chiến thắng những nguyên nhân gây náo động trong ta, mặt khác làm điều kiện cho các nhân đức lớn mạnh.

KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC : « TẠI SAO THƯỜNG HỄ GẶP RẮN NGƯỜI TA RƯỢT ĐẬP, CHỈ TẠI NÓ PHÁ HOẠI. HÃY PHỤC VỤ, SÁNG TÁC HƠN LÀ CHỈ TRÍCH, THỤ HƯỞNG. »

Trong cuộc sống đối kỷ và đối tha, người ta thường té vào hai thái cực nầy. Là nếu không cứng cỏi đến cường bạo thì mềm mỏng đến bạc nhược. Cộc cằn một mặt tố cáo chất dã man của tâm hồn, mặt khác gây ác cảm. Do đó nội tâm thiếu tế nhị, công việc không được nhiều người hợp tác. Sống giữa xã hội mà như một Lỗ Bình Sơn trên hoang đão. Đời trở thành vô vị đúng như lời Thánh Kinh nói : Khốn nạn cho kẻ cô độc.

Còn tánh bạc nhược có thể gây thiện cảm. Nhưng tâm tình nầy xây dựng trên tình thương hại, để đi đến khinh bỉ, mất tín nhiệm. Nội tâm kẻ bạc nhược không siêu thoát vì thiếu những tâm tưởng cao thượng.

Cả hai thứ tánh nói trên đều là quân thù của người bản lĩnh. Người bản lĩnh chính tông là thứ người nói theo Lão Tử là « nhu nhi bất nhược, cường nhi bất cương ». Nội tâm của họ có lý tưởng riêng, có chương trình hoạt động đặc biệt, có lập trường dứt khoát ; nhưng ngoài diện xử đối với bất cứ mọi người mềm như chuối, len lỏi như nước. Nói tắt người bản lĩnh, lý tưởng của bạn, là người cứng mà không cộc, mềm mà không yếu.

Một phần của tài liệu Ebook Người bản lĩnh: Phần 2 (Trang 83 - 85)