Cộng hòa Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội (Trang 30 - 33)

Khác với bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Vương quốc Anh chưa được ghi nhận trong bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào thì vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Đuma quốc gia Nga đã được ghi nhận tại Hiến pháp 1993. Theo Hiến pháp Liên bang Nga, Đuma quốc gia Nga có quyền bày tỏ thái độ bất tín nhiệm với Chính phủ Liên bang Nga bởi Liên bang Nga là Nhà nước theo chính thể Cộng hòa hỗn hợp. Đuma quốc gia có quyền thành lập ra Chính phủ, do đó Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Đuma quốc gia Nga theo trình tự sau:

Nhóm đại biểu Đuma quốc gia Nga có số lượng không dưới 1/5 tổng số đại biểu có quyền đề xuất kiến nghị về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ. Kiến nghị được trình lên Hội đồng Đuma quốc gia có kèm theo dự thảo Nghị Quyết của Đuma quốc gia và danh sách, chữ kí của những đại biểu Đuma quốc gia đề xuất. Đuma quốc gia phải xem xét vấn đề bất tín nhiệm Chính phủ trong vòng một tuần kể từ khi kiến nghị đưa rạ Thủ tướng Chính phủ hoặc một trong các phó Thủ tướng có quyền phát biểu tại phiên họp của Đuma quốc gia, thảo luận về kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Trong quá trình thảo luận bỏ phiếu bất tín nhiệm các đại biểu Đuma quốc gia đặt câu hỏi cho Thủ tướng và những thành viên khác của Chính phủ bày tỏ ý kiến đồng ý với việc bỏ phiếu bất tín nhiệm hay phản đối kiến nghị Thủ tướng hoặc phó Thủ tướng phát biểu cuối cùng. Nếu trong quá trình thảo luận, Thủ tướng Chính phủ và những thành viên khác của Chính phủ có thể được phát biểu để cung cấp thêm thông tin thời gian không quá 3 phút. Quá trình thảo luận chấm dứt và được đa số các đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Nếu trong quá trình thảo luận vấn đề này, các đại biểu đã có kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm nhưng quyết định rút khỏi danh sách kiến nghị đồng thời với số lượng đại biểu kiến nghị ít hơn 1/5 tổng số đại biểu Đuma quốc gia, vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm sẽ bị loại bỏ khỏi chương trình làm việc của Đuma quốc gia mà không cần biểu quyết bổ sung. Đuma quốc gia thông qua nghị quyết bất tín nhiệm Chính phủ khi có đa số đại biểu trong tổng số đại biểu Đuma tán thành bằng biểu quyết công khai hoặc biểu quyết kín. Trong trường hợp Tổng thống Liên bang không đồng ý với Đuma quốc gia Nga về việc bất tín nhiệm Chính phủ và trong vòng ba tháng Đuma quốc gia một lần nữa lại bày tỏ sự bất tín nhiệm đối với Chính phủ lúc này Tổng thống hoặc phải tuyên bố bãi nhiệm Chính phủ hoặc giải tán Nghị viện.

24

Đó là vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ do Đuma quốc gia nêu ra, vấn đề tín nhiệm Chính phủ thì Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga có quyền chủ động đặt vấn đề tín nhiệm Chính phủ trước Đuma quốc gia đề nghị này phải hợp lý, văn bản đề nghị này phải phổ biến trong các đại biểu Đuma quốc giạ Đuma quốc gia xem xét vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ không theo thứ tự chung. Hội đồng Đuma quốc gia có quyền ấn định thời hạn cần thiết để tiến hành thẩm định pháp lý và nghiên cứu những yếu tố thực tiễn làm cơ sở cho việc đặt vấn đề tín nhiệm Chính phủ. Trong trường hợp nếu Thủ tướng Chính phủ đặt vấn đề tín nhiệm vào thời điểm các đại biểu Đuma quốc gia đề xuất hoặc đang xem xét kiến nghị bất tín nhiệm thì kiến nghị của các đại biểu về bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ sẽ được ưu tiên xem xét trước. Trong trường hợp, Đuma quốc gia thông qua nghị quyết về bất tín nhiệm Chính phủ nhưng Tổng thống không đồng ý với quyết định của Đuma thì đề nghị của Thủ tướng sẽ được xem xét sau ba tháng kể từ ngày đệ trình. Quy trình thảo luận vấn đề tín nhiệm tiến hành tương tự như quy trình thảo luận bỏ phiếu bất tín nhiệm. Quyết định tín nhiệm Chính phủ được thông qua bằng đa số phiếu trong tổng số đại biểu Đuma quốc gia, kết quả biểu quyết được thể hiện bằng nghị quyết. Nếu quyết định không được thông qua, Đuma quốc gia sẽ biểu quyết về việc từ chối tín nhiệm Chính phủ. Nếu cả hai phương án không được thông qua, việc xem xét vấn đề tín nhiệm Chính phủ sẽ chấm dứt.

Như vậy, tại Cộng hòa Liên bang Nga, có sự tách bạch ra hai vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu bất tín nhiệm nhưng dùng chung một quy trình để giải quyết. Trình tự thủ tục được quy định để tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu bất tín nhiệm tương đối chặt chẽ và rõ ràng13.

13Trần Thị Thu Hà, Vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội –Lý luận, thực tiễn và phương hướng đổi mới, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp. HCM, 2010, tr.26

25

Bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Nga

SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH BỎ PHIẾU BẤT TÍN NHIỆM TẠI NGA

Ít nhất 1/5 tổng số đại biểu Đuma quốc gia

Nga đề xuất bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính

phủ

Thủ tướng hoặc một trong các phó Thủ tướng yêu cầu

bỏ phiếu bất tín nhiệm Vẫn còn ít nhất 1/5 đại biểu tán thành Tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm Thảo luận Không được ít nhất 1/5 đại biểu tán thành Vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm không được đặt ra

Thảo luận Được ít nhất 1/5 tổng số đại biểu Đuma quốc gia Nga tán thành Chính phủ đương nhiệm tiếp tục quản lý

Có quá nửa tổng số đại biểu Nghị viện bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ Có quá nửa tổng số đại biểu Nghị viện bỏ phiếu bất tín nhiệm Tổng thống đồng ý Chính phủ từ chức Giải tán Đuma quốc gia Nga Bãi nhiệm Chính phủ Tổng thống không đồng tình thì phải quyết định

26

Một phần của tài liệu Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)