Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal

Một phần của tài liệu Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội (Trang 37 - 42)

Hiến pháp 2015 Nepal quy định: bất cứ khi nào Thủ tướng cho rằng cần thiết phải bỏ phiếu tín nhiệm để xác định niềm tin của Quốc hội đối với mình. Nếu một phần tư tổng số thành viên của Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm thì Thủ tướng không được phép đề xuất một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong vòng một năm tiếp theọ Theo đó, nếu kết quả của hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm cho thấy Thủ tướng không được đa số thành viên của Quốc hội tín nhiệm thì Thủ tướng sẽ được đưa ra bỏ phiếu bất tín nhiệm. Nếu được tín nhiệm, Thủ tướng sẽ tiếp tục giữ chức vụ của mình, nếu kết quả cho ra Quốc hội bất tín nhiệm Thủ tướng thì phải miễn nhiệm chức vụ và Tổng thống sẽ chọn ra một Thủ tướng mới tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ cho đến hết nhiệm kỳ17.

Vào ngày 10 tháng 5 năm 2021, Thủ tướng Nepal, ông Khadga Prasad Sharma Oli (sau đây gọi tắt là Thủ tướng Oli) đã thua cuộc trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, theo người phát ngôn của Quốc hội, ông Agni Sapkota: “Trong số 232 đại biểu có mặt, ông Oli nhận được sựủng hộ của chỉ93 người, trong khi đó, 124 phiếu còn lại cho ra kết quả bất tín nhiệm ông và một phe đối thủ mới trong Quốc hội đã bỏ phiếu trắng”. Tổng thống Bidhya Devi Bhandari đã hi vọng rằng Oli có thể lãnh đạo Chính phủ, và Oli đã yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm nhằm cố gắng chứng tỏ rằng ông có đủ sự ủng hộ để tiếp tục nắm quyền. Tuy nhiên, Quốc hội đã không còn tín nhiệm ông nữa, Oli đã bị các đối thủ của mình chỉ trích trên mạng xã hội vì “xem nhẹ” mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 bằng cách khuyến cáo người dân “rửa sạch virus” bằng cách súc miệng bằng hỗn hợp nước nóng, lá ổi và bột nghệ. Tính đến ngày 10/5/2021, Quốc gia này đã ghi nhận 403.794 ca nhiễm với 3.859 người chết theo dữ liệu của Chính phủ18.

17Điều 10, Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Nepal,https://www.constituteproject.org/constitution/Nepal_2015.pdf,

truy cập ngày 08/6/2021

18Nepal PM loses Vote of confidence in Parliament, https://www.voanews.com/south-central-asia/nepal-pm- loses-vote-confidence-parliament,truy cập ngày 07/6/2021

31

Thủ tướng đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm mình

Thủ tướng được đa số thành viên của Quốc hội

tín nhiệm

Quốc hội bất tín nhiệm Thủ tướng

Thủ tướng tiếp tục giữ

chức vụ Bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng Tổng thống sẽ chọn ra Thủ tướng mới và Thủ tướng mới này sẽ kế nhiệm Thủ tướng được đa

số thành viên của Quốc hội tín nhiệm

Thủ tướng bị đa số thành viên của Quốc hội bất

tín nhiệm

Thủ tướng tiếp tục giữ chức vụ

SƠ ĐỒ 5: QUY TRÌNH BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM VÀ BỎ PHIẾU BẤT TÍN NHIỆM TẠI NEPAL

32

Nói tóm lại, qua tìm hiểu kinh nghiệm lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu bất tín nhiệm trên tại một số quốc gia trên thế giới, ta có thể rút ra những nhận xét sau đây:

Th nht, bỏ phiếu bất tín nhiệm tại các nước hầu hết đều được ghi nhận trong Hiến pháp – đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia (trừ Vương quốc Anh). Theo đó, bỏ phiếu bất tín nhiệm luôn được quy định với quy trình, thủ tục chặt chẽ, quy định rõ điều kiện để tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm. Việc ghi nhận đầy đủ, cụ thể chế định bỏ phiếu bất tín nhiệm vào Hiến pháp đã tạo ra sự thuận tiện và chủ động cho Nghị viện khi có nhu cầu muốn tiến hành đo lường niềm tin của mình đối với Chính phủ mà không gặp phải bất kì trở ngại nào vì lí do không được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật.

Th hai, hầu hết các nước được nghiên cứu như trên đều phân biệt rạch ròi hai khái niệm bỏ phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu bất tín nhiệm. Cách gọi tên này thể hiện rất rõ bản chất của cơ chế. Trong khi bỏ phiếu bất tín nhiệm thể hiện sự chủ động của Nghị viện trong việc nghi ngờ về niềm tin của mình dành cho Chính phủ, thì bỏ phiếu tín nhiệm lại là sự chủ động của Chính phủ khi đưa ra các chính sách để tìm kiếm niềm tin từ Nghị viện.

Th ba, qua việc xem xét việc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Slovenia, đều quy định một khoảng thời gian cụ thể để tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm. Điều này tạo ra sức ép lên Nghị viện, buộc Nghị viện phải chấp hành theo đúng thời gian mà pháp luật quy định, tránh trường hợp Nghị viện cố tình kéo dài thời gian bỏ phiếu tín nhiệm làm cho việc quản lý nhà nước của nhánh hành pháp bị ngưng trệ.

Thtư, tại Anh bỏ phiếu bất tín nhiệm được xem là một thói quen sinh hoạt chính trị bình thường và được tiến hành thường xuyên. Họ luôn đề cao quyền kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm so với việc bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ. Đây là sự ưu tiên dành cho Nghị viện trong công cuộc giám sát Chính phủ, tạo ra sự chủ động cho Nghị viện khi đo lường niềm tin đối với Chính phủ.

Thnăm, căn cứ để tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm tại các quốc gia như Anh, Nga, Đức, hay Slovenia không cần phải có sai phạm của Chính phủ, mà mỗi khi Nghị viện có cảm giác không tin tưởng Chính phủ nữa mà không cần phải đưa ra lý do thì Nghị viện đều có quyền đặt vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm. Nhưng để tránh trường hợp

33

Nghị viện độc tài, đưa ra việc mất niềm tin một cách không có cơ sở thì Hiến pháp các nước quy định Chính phủ có quyền dùng “đòn phản kháng” của mình bằng cách yêu cầu Nguyên thủ quốc gia giải tán Nghị viện trước thời hạn. Và quy định này đã làm cho Nghị viện phần nào thận trọng hơn khi đưa ra quyết định bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ tại nghị trường.

Th sáu, tại Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal, bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện dựa trên sự yêu cầu của Thủ tướng, tuy nhiên điểm khác biệt ở đây là Thủ tướng tự nhận thấy mình không được Quốc hội tín nhiệm, nên mới đề nghị tiến hành lấy phiếu tín nhiệm chứ không vì muốn được thông qua một Dự luật hay Nghị quyết nàọ Bản chất của bỏ phiếu tín nhiệm của quốc gia này khá giống với lấy phiếu tín nhiệm ở Việt Nam, nhưng mục đích của hoạt động này không có tính chất răn đe, nhằm giúp Thủ tướng cải thiện, tiến bộ hơn trong việc nhìn nhận cũng như giải quyết các vấn đề của quốc gia mà chỉ dẫn đến hậu quả pháp lý là miễn nhiệm ngay khi không được tín nhiệm.

Tóm lại, qua việc nghiên cứu hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu bất tín nhiệm của các quốc gia trên thế giới, có thể nhận thấy, các quốc gia chỉ có hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm hoặc bỏ phiếu bất tín nhiệm mà không có bất kì một văn bản nào quy định về hoạt động “lấy phiếu tín nhiệm”. Vì vậy, có thể khẳng định rằng lấy phiếu tín nhiệm là hoạt động đặc trưng riêng có của Quốc hội Việt Nam. Riêng hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm đã được quy định từ Hiến pháp năm 1946, đây được đánh giá là một hoạt động mang tính văn minh chính trị, được rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát và hoạt động này đã được các nhà lập pháp Việt Nam áp dụng triệt để và đã đưa các chế định này trở thành một trong những các công cụ giám sát tối cao của Quốc hội và đã có những sự “chế biến”, sáng tạo của riêng mình để phù hợp hơn với tình hình xã hội của Việt Nam.

34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng như đặc điểm, ý nghĩa của lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, ta có thể thấy cơ chế đo lường tín nhiệm xuất phát từ Vương quốc Anh với những tập tục chính trị từ lâu đời nhằm quy kết trách nhiệm tập thể và trách nhiệm liên đới của Chính phủ trước Nghị viện. Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng ta không đặt vấn đề tín nhiệm ở tập thể mà theo từng cá nhân – người giữ chức vụ được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Thông qua hai hoạt động này, Quốc hội muốn răn đe, nhắc nhở những cá nhân đang hoạt động không hiệu quả, làm giảm đi sự tín nhiệm của Quốc hội phải cải thiện cách làm việc của mình, nếu không sẽ bị Quốc hội đưa ra “đo lường niềm tin” bất cứ lúc nàọ Thêm vào đó, qua sự nghiên cứu về cơ chế tín nhiệm tại một số quốc gia trên thế giới như Anh, Nga, Đức, Slovenia, Nepal, có thể thấy chủ thể, bản chất bỏ phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu bất tín nhiệm là khác nhau, bởi lúc này, chủ thể yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm là Nghị viện, Nghị viện đặt vấn đề bất tín nhiệm Chính phủ. Còn bỏ phiếu tín nhiệm ở nước ngoài là việc Chính phủ đặt dấu hỏi về sự tín nhiệm của Nghị viện đối với mình để có thể được thông qua một Dự luật, Nghị quyết… Riêng đối với hoạt động “lấy phiếu tín nhiệm” cũng như quy trình, thủ tục của cơ chế này là một sản phẩm đặc thù của Việt Nam, là công cụ bổ trợ cho hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm và có mục đích khuyến khích những người được lấy phiếu tín nhiệm tiếp tục phát huy những thành tích tốt cũng như răn đe các cá nhân còn có những biểu hiện chưa tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

35

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM, BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM

TẠI QUỐC HỘI

Một phần của tài liệu Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội (Trang 37 - 42)