Theo Hiến pháp của Slovenia năm 1991 và được sửa đổi vào các năm 1997, 2000, 2003, 2004, 2006 và 2013 quy định Hạ viện có thể thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Chính phủ bằng cách bầu ra Thủ tướng mới, cụ thể là:
Điều 116 về Bỏ phiếu bất tín nhiệm quy định Hạ viện chỉ được bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Chính phủ bằng cách bầu Thủ tướng mới theo đề nghị của ít nhất 10 Hạ nghị sỹ và theo đa số phiếu của tất cả các Hạ nghị sỹ. Do đó, Thủ tướng đương nhiệm của Chính phủ sẽ bị bãi nhiệm, nhưng ông và nội các của mình vẫn phải tiếp tục hoàn thành công việc của mình cho đến Chính phủ với thành phần Thủ tướng và nội các mới tuyên thệ nhậm chức. Ngoài ra, Điều 117 Hiến pháp Slovenia về bỏ phiếu tín nhiệm quy định Thủ tướng Chính phủ có thể yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chính phủ. Nếu Chính phủ không nhận được sự ủng hộ của quá nửa Hạ nghị sỹ thì trong thời hạn 30 ngày, Hạ viện phải bầu ra Thủ tướng mới hoặc trong cuộc bỏ phiếu này phải bày tỏ sự tín nhiệm đối với Thủ tướng đương nhiệm, nếu không bầu ra được Thủ tướng mới và Hạ viện cũng không tín nhiệm Thủ tướng đương nhiệm thì Tổng thống sẽ giải tán Hạ viện và bầu ra một Hạ viện mớị Thủ tướng có thể đặt vấn đề tín nhiệm của Hạ viện để xin thông qua một Dự luật hoặc một Quyết định. Nếu yêu cầu của Thủ tướng không được thông qua thì Hạ viện coi như đã thông qua việc bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ16.
29
Ít nhất 10 Hạ nghị sỹ đề nghị Chính phủ bầu Thủ tướng mới
Đa số Hạ nghị sỹ đồng ý
Thủ tướng mới được bổ nhiệm giữ chức vụ cho
đến hết nhiệm kỳ Thủ tướng đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ Nếu Chính phủ không nhận được quá nửa sự ủng hộ của Hạ viện Trong vòng 30 ngày Hạ viện phải bỏ phiếu bày tỏ sự tín nhiệm với Chính phủ Trong vòng 30 ngày Hạ viện phải bầu ra Thủ tướng
mới
Nếu Hạ viện vừa không bầu ra được Thủ tướng mới vừa không bày tỏ sự tín nhiệm với
Chính phủ
Tổng thống giải tán Hạ viện và bầu ra Hạ viện
mới
30